Công thức tính Giá trị thanh lý của tài sản cố định vô hình là gì? Điều kiện xác định tài sản cố định vô hình có giá trị thanh lý?
Công thức tính Giá trị thanh lý của tài sản cố định vô hình là gì?
Theo Mục 06 Chuẩn mực kế toán số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC đề cập như sau:
06. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ vô hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vô hình; hoặc
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ vô hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó.
...
Theo đó, Giá trị thanh lý của tài sản cố định vô hình được xác định theo công thức sau:
Giá trị thanh lý | = | Giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản | - | Chi phí thanh lý ước tính |
Tải về Chuẩn mực số 04 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
Công thức tính Giá trị thanh lý của tài sản cố định vô hình là gì? Điều kiện xác định tài sản cố định vô hình có giá trị thanh lý? (hình từ internet)
Một tài sản cố định vô hình được xác định là có giá trị thanh lý khi thỏa mãn điều kiện gì?
Theo Mục 62 Chuẩn mực kế toán số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC đề cập như sau:
GIÁ TRỊ THANH LÝ
62. TSCĐ vô hình có giá trị thanh lý khi:
(a) Có bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc
(b) Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể được xác định thông qua giá thị trường.
Khi không có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình được xác định bằng không (0).
63. Giá trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản.
64. Giá trị thanh lý được ước tính khi TSCĐ vô hình được hình thành đưa vào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích ước tính của một tài sản tương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự. Giá trị thanh lý ước tính không tăng lên khi có thay đổi về giá cả hoặc giá trị.
Như vậy, một tài sản cố định vô hình được xác định là có giá trị thanh lý khi thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Có bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc
(ii) Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể được xác định thông qua giá thị trường.
Khi không có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý của tài sản cố định vô hình được xác định bằng không (0).
Trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp liên quan đến tài sản cố định vô hình ra sao?
Theo Mục 70 Chuẩn mực kế toán số 04 ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC hướng dẫn trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp liên quan đến tài sản cố định vô hình, cụ thể:
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp và TSCĐ vô hình được hình thành từ các nguồn khác, về những thông tin sau:
(i) Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình;
(ii) Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao;
(iii) Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ;
(iv) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ vô hình) phải trình bày các thông tin:
- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng, trong đó giá trị TSCĐ tăng từ hoạt động trong giai đoạn triển khai hoặc do sáp nhập doanh nghiệp;
- Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm;
- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;
- Lý do khi một TSCĐ vô hình được khấu hao trên 20 năm (Khi đưa ra các lý do này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản);
- Nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại của từng TSCĐ vô hình có vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp;
- Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp (Quy định tại Đoạn 30), trong đó ghi rõ: Giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu; Giá trị khấu hao luỹ kế; Giá trị còn lại của tài sản.
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợ phải trả;
- Các cam kết về mua, bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai.
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng;
- Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý.
- Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triển khai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Các thay đổi khác về TSCĐ vô hình.
Kế toán TSCĐ vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp, gồm:
(i) Quyền sử dụng đất có thời hạn;
(ii) Nhãn hiệu hàng hóa;
(iii) Quyền phát hành;
(iv) Phần mềm máy vi tính;
(v) Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;
(vi) Bản quyền, bằng sáng chế;
(vii) Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
(viii) TSCĐ vô hình đang triển khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?