Công thức tính lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh được quy định ra sao?
- Quá trình xác định lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh cần đảm bảo nguyên tắc gì?
- Hóa chất và các dung dịch nào được xử dụng trong việc xác định lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh?
- Công thức tính lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh được quy định ra sao?
Quá trình xác định lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8976:2011 (EN 14166 : 2009) về Thực phẩm - Xác định vitamin B6 bằng phép thử vi sinh quy định như sau:
3. Nguyên tắc
Pyridoxin, pyridoxal và/hoặc pyridoxamin được chiết ra khỏi mẫu thử bằng cách thủy phân với axit. Bước thủy phân giải phóng các đồng phân của vitamin B6 ra khỏi các protein và carbohydrat trong mẫu và thủy phân các phosphat thành các đồng phân tự do. Hàm lượng vitamin B6 tổng số trong dịch chiết mẫu được xác định bằng cách so sánh tốc độ phát triển của vi sinh vật thử nghiệm trong môi trường dịch chiết mẫu tới tốc độ phát triển trong môi trường chất chuẩn pyridoxin hydroclorua, xem [1].
Theo đó, quá trình xác định lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh cần đảm bảo pyridoxin, pyridoxal và/hoặc pyridoxamin được chiết ra khỏi mẫu thử bằng cách thủy phân với axit.
Bước thủy phân giải phóng các đồng phân của vitamin B6 ra khỏi các protein và carbohydrat trong mẫu và thủy phân các phosphat thành các đồng phân tự do.
Hàm lượng vitamin B6 tổng số trong dịch chiết mẫu được xác định bằng cách so sánh tốc độ phát triển của vi sinh vật thử nghiệm trong môi trường dịch chiết mẫu tới tốc độ phát triển trong môi trường chất chuẩn pyridoxin hydroclorua.
Công thức tính lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh được quy định ra sao? (hình từ internet)
Hóa chất và các dung dịch nào được xử dụng trong việc xác định lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8976:2011 (EN 14166 : 2009) về Thực phẩm - Xác định vitamin B6 bằng phép thử vi sinh quy định hóa chất và các dung dịch nào được xử dụng trong việc xác định lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh gồm:
- Dung dịch axit sulfuric, nồng độ chất c(H2SO4) = 0,22 mol/l.
- Dung dịch natri hydroxit, c(NaOH) = 4 mol/l
- Thạch Worrt, (Difco1) hoặc loại tương đương).
Hòa tan thạch trong nước được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đun đến sôi. Phân phối các lượng 5 ml vào các lọ thủy tinh, đậy nắp và hấp áp lực 15 min ở 121 oC. Nghiêng lọ cho nguội để tạo thành bề mặt nghiêng. Bảo quản trong tủ lạnh đến ba tháng.
- Môi trường cơ bản (Môi trường Difco Pyridoxine Y1) hoặc loại tương đương)
Cần chọn nồng độ của môi trường thử nghiệm tùy thuộc vào quy mô của phép thử, để đảm bảo thu được nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất có trong thể tích thử cuối cùng.
- Môi trường nuôi cấy lỏng
Pha loãng môi trường cơ bản (4.2.4) với cùng một thể tích nước có chứa 2,0 ng/ml pyridoxin, pyridoxamin và pyridoxal. Phân phối các lượng 10 ml vào các ống nghiệm có nắp vặn và hấp áp lực 5 min ở 121 oC và làm nguội nhanh. Bảo quản các ống nghiệm này trong tủ lạnh đến một tháng.
- Môi trường để tráng rửa chủng cấy
Pha loãng môi trường cơ bản (4.2.4) với cùng một thể tích. Phân phối các lượng 10 ml vào các ống nghiệm có nắp vặn và hấp áp lực 5 min ở 121 oC và làm nguội nhanh. Bảo quản các ống nghiệm này trong tủ lạnh đến một tháng.
- Natri clorua, w(NaCl) ≥ 98,0 % khối lượng.
Công thức tính lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh được quy định ra sao?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8976:2011 (EN 14166 : 2009) về Thực phẩm - Xác định vitamin B6 bằng phép thử vi sinh quy định như sau:
7. Tính kết quả
7.1. Hiệu chuẩn
Các dữ liệu kép cần thu được đối với tất cả các chất chuẩn. Mẫu trắng không nuôi cấy phải trong. Các mẫu trắng đã có chủng cấy cũng phải trong hoặc chỉ hơi đục. Nếu các mẫu trắng đã cấy đạt yêu cầu thì đọc độ hấp thụ của các ống còn lại. Dựng đồ thị độ hấp thụ của từng ống dựa vào nồng độ của chất chuẩn trong ống phân tích tương ứng và dựng đường chuẩn. Phụ lục A thể hiện đường chuẩn điển hình thu được.
7.2. Mẫu thử
Ở mỗi độ pha loãng phải được đo hai lần lặp lại. Nội suy lượng chất phân tích trong mẫu thử từ đường chuẩn. Việc tính toán có thể được tính thủ công hoặc sử dụng chương trình máy tính thích hợp.
7.3. Tính phần khối lượng vitamin B6 trong mẫu thử
Tính phần khối lượng của vitamin B6, ρ, bằng miligam trên 100 g (mg/100 g) mẫu thử theo Công thức (2):
Trong đó:
mB6 là lượng vitamin B6 trong ống phân tích tại mức pha loãng dung dịch mẫu thử (trung bình của hai lần đọc), tính bằng nanogram (ng);
Vs là tổng thể tích cuối cùng của dung dịch mẫu thử (6.2), tính bằng mililít (ml);
Vts là tổng thể tích của dung dịch mẫu thử được lấy bằng pipet cho vào ống phân tích, tính bằng mililít (ml);
ms là khối lượng phần mẫu thử được lấy để phân tích, tính bằng gam (g);
100 là số nhân để thu được kết quả trên 100 g;
106 là hệ số để thu được kết quả tính bằng miligam (chuyển đổi từ nanogam).
Tính kết quả vitamin B6 trong mẫu thử từ giá trị trung bình của tất cả các mức pha loãng, tính bằng miligam trên 100 g. Kết quả được biểu thị bằng hoạt độ vi sinh liên quan đến pyridoxin hydroclorua (4.4) được sử dụng để hiệu chuẩn.
Các phép tính trong 7.3 có thể thực hiện đồng thời với các thao tác trong 7.1 và 7.2 sử dụng một chương trình máy tính phù hợp.
Theo đó, lượng vitamin B6 có trong thực phẩm bằng phép thử vi sinh được tính theo công thức sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?