Công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu hay không?
- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không?
- Công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu hay không? Hàng hóa được hưởng ưu đãi khi D là bao nhiêu phần trăm?
- Một số lưu ý khi áp dụng công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trong ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?
Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:
Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;
b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;
e) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
g) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;
h) Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
...
Theo đó, nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu là một trong những đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
Công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu? Hàng hóa được hưởng ưu đãi khi D là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu hay không? Hàng hóa được hưởng ưu đãi khi D là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam:
Theo đó, hàng hóa lưu thông trong nước có xuất xứ Việt Nam (hàng hóa sản xuất tại Việt Nam) được hưởng ưu đãi như sau:
(i) Đối với sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin:
Tiêu chí xác định sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin sản xuất trong nước được hưởng ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, không yêu cầu về hàm lượng chi phí sản xuất trong nước theo quy định tại (ii);
(ii) Đối với các hàng hóa khác ngoài quy định tại (i):
Việc xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể áp dụng công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp sau:
Công thức trực tiếp: D (%) = G*/G x 100%
Công thức gián tiếp: D (%) = (G - C)/G x 100%
Trong đó:
G*: Là chi phí sản xuất trong nước;
G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế; đối với nhà thầu là nhà sản xuất thì G là giá xuất xưởng (giá EXW) của hàng hóa;
C: Là giá trị của các chi phí nhập ngoại, không bao gồm thuế, phí liên quan đến nhập khẩu;
D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa.
D ≥ 30% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều này và các Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Một số lưu ý khi áp dụng công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trong ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì:
Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu 2023 được xác định theo quy định của pháp luật thương mại về cách thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, pháp luật về công nghệ thông tin đối với sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin.
Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực cho đến khi pháp luật thương mại có quy định về cách thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Hay nói cách khác, công thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trong ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực cho đến khi pháp luật thương mại có quy định về cách thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 24/2024/NĐ-CP về nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu:
(1) Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
(2) Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
(3) Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
(4) Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?