Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quản lý theo nguyên tắc nào? Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm gì?
Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quản lý theo nguyên tắc nào?
Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quản lý theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng Cổng trao đổi thông tin
1. Hoạt động cài đặt, quản lý, vận hành và sử dụng Cổng trao đổi thông tin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, quy định của Kiểm toán nhà nước và các văn bản liên quan.
2. Cổng trao đổi thông tin được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung tâm dữ liệu Kiểm toán nhà nước, vận hành thông qua hệ thống mạng Internet, đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, an toàn và bảo mật thông tin.
3. Cổng trao đổi thông tin được quản lý, vận hành đảm bảo nguyên tắc đề cao trách nhiệm công chức của Kiểm toán nhà nước và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng trao đổi thông tin.
4. Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan và môi trường cho việc cài đặt, vận hành Cổng trao đổi thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước được quản lý theo nguyên tắc sau:
- Hoạt động quản lý Cổng trao đổi thông tin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, quy định của Kiểm toán nhà nước và các văn bản liên quan;
- Cổng trao đổi thông tin được quản lý tập trung, thống nhất tại Trung tâm dữ liệu Kiểm toán nhà nước;
- Cổng trao đổi thông tin được quản lý đảm bảo nguyên tắc đề cao trách nhiệm công chức của Kiểm toán nhà nước và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cổng trao đổi thông tin;
- Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan và môi trường cho việc cài đặt, vận hành Cổng trao đổi thông tin.
Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước có bắt buộc phải có hệ thống dự phòng không?
Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước bắt buộc phải có hệ thống dự phòng theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin
1. Thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát để cảnh báo các hành vi xâm phạm an toàn Cổng trao đổi thông tin.
2. Sử dụng các kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động: đăng nhập hệ thống, thay đổi thông tin người dùng, gửi nhận dữ liệu giữa các máy chủ, sao lưu dữ liệu, cập nhật và biên tập dữ liệu.
3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cổng trao đổi thông tin.
4. Thực hiện việc lưu trữ lịch sử các hoạt động của người sử dụng truy cập vào Cổng trao đổi thông tin; thay đổi thông tin, quyền hạn người dùng; tạo mới, cập nhật thông tin và các nghiệp vụ khác trên Cổng trao đổi thông tin.
5. Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm đảm bảo Cổng trao đổi thông tin hoạt động liên tục.
6. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, ngăn ngừa mã độc, phần mềm gián điệp,.. tấn công vào Cổng trao đổi thông tin.
7. Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn, bảo mật của Cổng trao đổi thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm đảm bảo Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước hoạt động liên tục.
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm gì đối với quản lý Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước?
Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm đối với quản lý Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán
1. Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu của cuộc kiểm toán trên Cổng trao đổi thông tin.
2. Đôn đốc, yêu cầu các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước đăng ký tài khoản theo cuộc kiểm toán và cập nhật thông tin trên Cổng trao đổi thông tin.
3. Khai thác các thông tin của đơn vị được kiểm toán được cập nhật trên Cổng trao đổi thông tin để phục vụ cho cuộc kiểm toán. Không yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin nếu đã có trên Cổng trao đổi thông tin (trừ trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin chưa chính xác).
Theo đó, đối với quản lý Cổng trao đổi thông tin của Kiểm toán nhà nước thì đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có các trách nhiệm sau:
- Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin, tài liệu của cuộc kiểm toán trên Cổng trao đổi thông tin.
- Đôn đốc, yêu cầu các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước đăng ký tài khoản theo cuộc kiểm toán và cập nhật thông tin trên Cổng trao đổi thông tin.
- Khai thác các thông tin của đơn vị được kiểm toán được cập nhật trên Cổng trao đổi thông tin để phục vụ cho cuộc kiểm toán. Không yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin nếu đã có trên Cổng trao đổi thông tin (trừ trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin chưa chính xác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?