Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư khi được cấp giấy phép môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường
1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:
a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
c) Công trình bảo vệ môi trường khác.
2. Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
...
Như vậy, công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
- Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
- Công trình bảo vệ môi trường khác.
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào? (hình từ internet)
Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm bảo đảm kinh phí vận hành công trình bảo vệ môi trường đúng không?
Căn cứ theo Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
...
3. Ngân sách nhà nước có mục chi riêng cho hoạt động bảo vệ môi trường và bố trí tăng dần trong từng giai đoạn, phù hợp với khả năng ngân sách và yêu cầu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
4. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:
a) Đầu tư đổi mới công nghệ xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư xây dựng, vận hành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường (nếu có);
d) Thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có);
đ) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều này phải được thống kê, hạch toán và công khai trên hệ thống kế toán của cơ sở và báo cáo theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
...
Như vậy, bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
Xem thêm: Công trình xây dựng trong quá trình thi công có cần bảo vệ môi trường không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên bản bàn giao người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam được lập thành mấy bản?
- Mẫu nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã mới nhất? Nghị quyết được biểu quyết theo nguyên tắc nào?
- Mẫu Chương trình kiểm tra giám sát của chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn kiểm tra giám sát Đảng viên được tính như thế nào?
- Mẫu nghị quyết Đại hội chi đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu nghị quyết Đại hội chi đoàn ở đâu?
- Khen thưởng công trạng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước?