Công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Cơ quan nào có quyền xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ?
- Ai có quyền thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ?
Công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 12 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đối với công trình nghiên cứu khoa học
1. Công trình có giá trị cao về khoa học:
a) Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc: Bổ sung tri thức, tư tưởng mới; có những phát hiện khoa học mới đưa đến nhận thức, cách tiếp cận mới trong khoa học hoặc có tác động thay đổi quan trọng trong sản xuất và đời sống;
b) Được công bố, trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế hoặc trong nước.
2. Công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm thay đổi hợp lý cơ cấu ngành nghề; tiết kiệm chi phí sản xuất; nâng cao năng suất lao động; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
b) Đóng góp quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Làm chuyển biến nhận thức của xã hội hoặc tác động quan trọng đến đời sống xã hội; nâng cao dân trí; thay đổi tích cực hành vi ứng xử của nhóm, tầng lớp trong xã hội;
d) Được sử dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học.
Theo đó, công trình nghiên cứu khoa học được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ phải đáp ứng những tiêu chuẩn theo từng trường hợp sau:
(1) Công trình có giá trị cao về khoa học:
- Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc: Bổ sung tri thức, tư tưởng mới; có những phát hiện khoa học mới đưa đến nhận thức, cách tiếp cận mới trong khoa học hoặc có tác động thay đổi quan trọng trong sản xuất và đời sống;
- Được công bố, trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế hoặc trong nước.
(2) Công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm thay đổi hợp lý cơ cấu ngành nghề; tiết kiệm chi phí sản xuất; nâng cao năng suất lao động; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
- Đóng góp quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Làm chuyển biến nhận thức của xã hội hoặc tác động quan trọng đến đời sống xã hội; nâng cao dân trí; thay đổi tích cực hành vi ứng xử của nhóm, tầng lớp trong xã hội;
- Được sử dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học.
Cơ quan nào có quyền xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ?
Theo Điều 15 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian và thời hạn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được xét tặng và công bố 05 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 02 tháng 9.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kế hoạch xét tặng và thời hạn hoàn thành việc tổ chức các đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp.
Căn cứ trên quy định Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kế hoạch xét tặng và thời hạn hoàn thành việc tổ chức các đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp.
Như vậy, Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp là cơ quan có quyền xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
Ai có quyền thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ?
Theo Điều 16 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở 03 cấp như sau:
1. Cấp cơ sở:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình thành lập.
Trong trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở;
Đối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, công trình phải được một tổ chức khoa học và công nghệ công lập có lĩnh vực hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình đề xuất xét tặng giải thưởng với Bộ, ngành, địa phương quản lý (qua cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có) và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ tác giả công trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định và thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Cấp Bộ, ngành, địa phương:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
3. Cấp nhà nước thực hiện qua hai bước:
a) Bước 1: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập;
b) Bước 2: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kết quả xét tặng giải thưởng được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng giải thưởng.
Căn cứ trên quy định cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được xác định theo từng cấp như sau:
- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình thành lập.
- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
- Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập;
- Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?