Công trình phòng thủ dân sự nào được ưu tiên đầu tư xây dựng? Công trình phòng thủ dân sự được sử dụng cho mục đích nào?
Công trình phòng thủ dân sự nào được ưu tiên đầu tư xây dựng?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự
1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.
2. Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.
3. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.
4. Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
...
Như vậy, theo quy định trên thì công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng được ưu tiên đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch.
Công trình phòng thủ dân sự nào được ưu tiên đầu tư xây dựng? (hình từ internet)
Công trình phòng thủ dân sự được sử dụng cho mục đích nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Công trình phòng thủ dân sự
1. Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
2. Công trình phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng;
b) Công trình khác có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
3. Việc xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình, hạ tầng kỹ thuật có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, công trình phòng thủ dân sự được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Theo đó, việc xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Biện pháp bảo vệ công trình phòng thủ dân sự là biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ mấy?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:
a) Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
c) Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
đ) Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
e) Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:
- Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
- Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
- Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
- Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
- Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
- Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
Như vậy, bảo vệ công trình phòng thủ dân sự là một trong những biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1.
09 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự?
09 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 10 Luật Phòng thủ dân sự 2023, bao gồm:
- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành, sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
- Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.
- Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.
- Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.
- Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.
- Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.
- Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.
- Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?