Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự?
Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định tại Chương II Luật Phòng thủ dân sự 2023, cụ thể như sau:
(1) Đối với công trình phòng thủ dân sự (Điều 13 Luật Phòng thủ dân sự 2023):
- Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
- Công trình phòng thủ dân sự bao gồm:
+ Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng;
+ Công trình khác có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
- Việc xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ, bảo đảm kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình, hạ tầng kỹ thuật có công năng sử dụng cho phòng thủ dân sự.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
(2) Đối với trang thiết bị phòng thủ dân sự (Điều 14 Luật Phòng thủ dân sự 2023):
- Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.
- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.
- Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp.
Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự? (Hình từ Internet)
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa thì ai được áp dụng biện pháp sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Phòng thủ dân sự 2023 như sau:
Biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp sau đây:
1. Hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;
2. Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
3. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
4. Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
5. Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.
Theo đó, khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp hướng dẫn và thực hiện sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán;
Ngoài ra, khi có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp còn được áp dụng biện pháp quy định tại các luật khác có liên quan và biện pháp sau đây:
- Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa;
- Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiện trường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
- Tạm dừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặc giảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa;
- Chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố, thảm họa.
Việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự được quy định ra sao?
Việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 19 Luật Phòng thủ dân sự 2023, cụ thể như sau:
Công tác chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị bao gồm:
- Rà soát, điều chỉnh kế hoạch, xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện để ứng phó với sự cố, thảm họa;
- Kiểm tra trang thiết bị hiện có; bổ sung trang thiết bị cho các khu vực trọng yếu;
- Rà soát, chuẩn bị vật chất đảm bảo, địa điểm tập kết, tránh trú cho người dân;
- Tăng cường bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa; chuẩn bị tiếp nhận nhân lực, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa;
- Tăng cường lực lượng trực, triển khai trước một bộ phận ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố, thảm họa để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?