Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công?
Công trình xây dựng khẩn cấp là những công trình nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì công trình xây dựng khẩn cấp gồm các công trình sau đây:
- Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Công trình được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo phải thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng, nguồn nước, ứng phó sự cố môi trường, phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Công trình xây dựng khẩn cấp là công trình nào? Người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công? (Hình từ Internet)
Người được giao quản lý xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp có được tự quyết định trong hoạt động đầu tư xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp
Việc quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định cụ thể như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
2. Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung: mục đích xây dựng, địa điểm xây dựng, người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình, thời gian xây dựng công trình, dự kiến chi phí và nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.
3. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm: giao tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay các công việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có yêu cầu, thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp; quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng; quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
...
Như vậy, người được giao quản lý xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp có được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:
- Giao tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay các công việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có yêu cầu, thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;
- Quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng;
- Quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
Người được giao xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp có trách nhiệm gì sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 69 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình, bao gồm:
- Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;
- Các tài liệu khảo sát xây dựng (nếu có);
- Thiết kế điển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công;
- Nhật ký thi công xây dựng công trình, các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình; các biên bản nghiệm thu;
- Kết quả thí nghiệm, quan trắc, đo đạc (nếu có);
- Hồ sơ quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng; bản vẽ hoàn công;
- Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
- Các căn cứ, cơ sở để xác định khối lượng công việc hoàn thành và các hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan hoạt động đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 130 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp phải thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra, đánh giá lại chất lượng công trình đã được xây dựng và thực hiện bảo hành công trình;
- Hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình và lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Quyết toán công trình theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
- Thủ tục Cấp chứng nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp tỉnh từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?
- Lỗi đè vạch dừng đèn đỏ ô tô 2025? Xe ô tô dừng quá vạch đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?