Công trình xây dựng không theo tuyến là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
- Công trình xây dựng không theo tuyến là gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối công trình xây dựng không theo tuyến gửi bằng hình thức nào?
- Giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng không theo tuyến được cấp lại trong trường hợp nào?
Công trình xây dựng không theo tuyến là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì có quy định công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè và các công trình tương tự khác."
Từ định nghĩa trên thì có thể xác định công trình không theo tuyến là những công trình còn lại ngoài công trình xây dựng theo tuyến theo định nghĩa trên.
Công trình xây dựng không theo tuyến (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 15 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Quyết định phê duyệt dự án;
- Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
- Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất;
+ Bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng;
+ Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
- Trường hợp chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng thì bổ sung thêm hợp đồng thuê đất hợp pháp.
- Trường hợp đầu tư xây dựng công trình gắn vào công trình, bộ phận của công trình hiện hữu thì bổ sung giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình, bộ phận công trình hoặc hợp đồng thuê công trình, bộ phận công trình hợp pháp (nếu chủ đầu tư thuê công trình, bộ phận công trình để đầu tư xây dựng); báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình và bản vẽ thể hiện giải pháp liên kết của công trình với công trình hiện hữu.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối công trình xây dựng không theo tuyến gửi bằng hình thức nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối công trình xây dựng không theo tuyến gửi bằng hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.
2. Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.
3. Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng theo Điều 33 Nghị định này.
4. Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình xây dựng không theo tuyến gửi bằng hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.
Giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng không theo tuyến được cấp lại trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Cấp lại giấy phép xây dựng
1. Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp bị rách, nát. Bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng của chủ đầu tư đối với trường hợp bị thất lạc giấy phép xây dựng.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy phép xây dựng đối công trình xây dựng không theo tuyến được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến thi công xây dựng công trình Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?