Công trường xây dựng là gì? Biện pháp ngăn ngừa người bị rơi ngã tại công trường xây dựng? Vùng nguy hiểm trên công trường xây dựng?
Công trường xây dựng là gì?
Căn cứ tiết 1.4.2 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1
Chủ đầu tư
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình; tổ chức, cá nhân sở hữu công trình hiện hữu; tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình giao quản lý sử dụng công trình hiện hữu và thực hiện các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2.
1.4.2
Công trường hoặc Công trường xây dựng
Khu vực triển khai các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2.
1.4.3
Công việc xây dựng đảm bảo chất lượng, công trình đảm bảo chất lượng
Công việc xây dựng (công việc thi công xây dựng), công trình thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ các quy định của hồ sơ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan đến đối tượng được xây dựng;
b) Tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trường xây dựng được hiểu là khu vực triển khai các hoạt động xây dựng, bao gồm:
(1) Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến đào, đắp đất đá, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, bảo trì công trình xây dựng, tháo dỡ, phá dỡ đối với:
- Nhà, kết cấu dạng nhà;
- Công trình hoặc kết cấu khác, bao gồm:
+ Cầu, đường, hầm;
+ Cột, trụ, tháp;
+ Bể chứa, silô;
+ Tường chắn, đê, đập, kè;
+ Kết cấu dạng đường ống và các dạng kết cấu khác được sử dụng cho mục đích dân dụng, sản xuất công nghiệp, cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, sử dụng để bảo vệ trước các tác động cực đoan của thiên nhiên, làm các kết cấu tạm phục vụ thi công và các mục đích khác.
(2) Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu tiền chế ở công trường.
(3) Các hoạt động xây dựng khác, bao gồm:
- Khảo sát, quan trắc;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế;
- Lập và kiểm tra kế hoạch tổng hợp về an toàn có liên quan đến các công việc tại mục (1), (2).
Công trường xây dựng là gì? Biện pháp ngăn ngừa người bị rơi ngã tại công trường xây dựng? Vùng nguy hiểm trên công trường xây dựng? (Hình từ Internet)
Vùng nguy hiểm trên công trường xây dựng là khu vực nào?
Căn cứ vào tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD thì vùng nguy hiểm trên công trường và khu vực lân cận công trường là các khu vực có các yếu tố nguy hiểm, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại hình sau:
- Khu vực có đường dây dẫn điện trần, đường dây truyền tải điện; khu vực đặt các trạm điện, thiết bị cấp điện (trạm biến áp, máy phát điện); khu vực đang thi công, lắp đặt điện hoặc đang sử dụng các thiết bị điện; khu vực thi công có sử dụng chất nổ;
- Khu vực có nguy cơ cháy, nổ do các hoạt động hàn, cắt và tạo nhiệt khác;
- Khu vực đặt các kho chứa chất nổ, chất dễ cháy, nổ và hóa chất nguy hiểm khác;
- Khu vực lưu trữ vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị mà chúng có nguy cơ bị trượt, đổ;
+ Khu vực có các lỗ mở hoặc hố trên mặt đất (có hoặc không có nước);
+ Khu vực có nguy cơ lún sụt, lở đất đá nhưng chưa được xử lý để đảm bảo an toàn;
+ Khu vực có các vật, cây có thể đổ vào;
+ Khu vực ở dưới hoặc ở trên đồi, núi, mái đất đá dốc, mặt dốc có nguy cơ sạt, trượt, lở đất đá;
- Các lỗ mở, khoảng hở trên công trình có nguy cơ rơi, ngã;
- Khu vực có xe, máy, tàu, thuyền, phao, bè, thiết bị nổi khác, thiết bị thi công khác (sau đây viết gọn là máy, thiết bị thi công) đang làm việc;
- Khu vực có công trình hiện hữu mà công trình này có nguy cơ sụp đổ nhưng chưa được gia cường hoặc chống đỡ;
- Khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống;
- Khu vực gần ao, hồ, suối, sông, biển;
- Khu vực thi công trên mặt nước hoặc dưới nước (kể cả các đầm lầy);
- Khu vực thử nghiệm các thiết bị, đường ống có áp suất;
- Không gian hạn chế mà ở đó có thể xảy ra thương tích nghiêm trọng cho người ở trong và (hoặc) gần không gian đó;
- Khu vực chưa được thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ.
Biện pháp ngăn ngừa người bị rơi, ngã tại công trường xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 2.1.5 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD thì để ngăn ngừa người bị rơi, ngã tại công trường xây dựng cần thực hiện các biện pháp sau:
(1) Phải lắp đặt lan can an toàn và tấm chặn chân ngăn ngừa người bị rơi, ngã khi làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên (so với mặt đất, mặt sàn), trên mái nhà, mặt dốc, mái dốc hoặc ngã xuống hố, lỗ.
(2) Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can an toàn, phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
- Lắp đặt và duy trì lưới hoặc sàn đỡ an toàn;
- Người lao động phải sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh.
Lưu ý: Các trường hợp bắt buộc sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh xem quy định chi tiết tại các mục khác có liên quan trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?