Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì? Phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì? Phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh TQC từ Tiền Giang.

Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì?

Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12617:2019 về Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng (Walk-through metal detector)
Thiết bị dùng công nghệ cảm ứng từ trường để kiểm tra, phát hiện các vật thể bằng kim loại và chỉ thị vị trí vật thể đó.
3.2
Vùng phát hiện (Detection Zones)
Khu vực được phân chia theo chiều cao của cổng từ, có bố trí các cảm biến để phát hiện vật thể kim loại.
3.3
Tần suất kiểm tra (Check frequency)
Số lượng người mà cổng từ có thể kiểm tra trong thời gian một phút.
3.4
Độ nhạy (Sensitivity)
Khả năng phát hiện vật thể bằng kim loại trong phạm vi một vùng của cổng từ.
CHÚ THÍCH: Độ nhạy được xác định theo kích thước vật mẫu (vật mẫu bằng kim loại có kích thước = 40 x 15.4 x 3.1 mm (dài x rộng x dày)). Kích thước vật mẫu được xác định theo tiêu chuẩn NIJ 0601.02 của Viện Tư pháp Mỹ
...

Như vậy, theo quy định, cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là thiết bị dùng công nghệ cảm ứng từ trường để kiểm tra, phát hiện các vật thể bằng kim loại và chỉ thị vị trí vật thể đó.

Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì? Phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được thực hiện thế nào?

Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng là gì? (Hình từ Internet)

Phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được thực hiện thế nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12617:2019 về Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp quy định thì phương pháp thử, kiểm tra đối với cổng từ phát hiện kim loại theo vùng được tiến hành như sau:

(1) Điều kiện thử nghiệm:

- Nhiệt độ: 15 °C đến 35 °C;

- Độ ẩm: 25 % đến 75 %;

- Vật mẫu bằng kim loại có kích thước = 40 x 15.4 x 3.1 mm (dài x rộng x dày).

(2) Phương pháp thử, kiểm tra

- Kiểm tra hình thức cảnh báo:

+ Kiểm tra tín hiệu cảnh báo âm thanh, ánh sáng thông qua các giác quan.

+ Yêu cầu phải có âm thanh phát ra và ánh sáng hiển thị khi phát hiện được vật thể kim loại cũng như khi có cảnh báo.

- Xác định chỉ thị báo động: Cho cổng từ hoạt động bình thường, rồi tiến hành xác định:

+ Đối với cảnh báo bằng âm thanh: Sử dụng thiết bị đo cường độ âm thanh. Đặt thiết bị đo âm thanh ở khoảng cách tối thiểu 0.5m so với cổng từ. Tiến hành đo âm thanh báo động phát ra khi có vật thể kim loại

Yêu cầu cường độ âm thanh phải đạt mức tối thiểu 75 dB.

+ Đối với cảnh báo ánh sáng bằng phương pháp quan sát thì màu ánh sáng phát hiện kim loại phải khác với màu các cảnh báo khác.

(3) Kiểm tra lưu trữ chương trình: Cho cổng từ hoạt động, thiết lập chương trình làm việc cho cổng từ, thiết lập độ nhạy. Ghi lại các chỉ số thiết lập.

Tắt cổng từ trong thời gian 5 phút, rồi bật nguồn cho cổng từ hoạt động trở lại. Kiểm tra chương trình làm việc và các chỉ số về độ nhạy của cổng từ.

Yêu cầu chương trình làm việc và các chỉ số về độ nhạy không thay đổi so với trước khi tắt nguồn.

(4) Kiểm tra khả năng điều chỉnh độ nhạy: Cho cổng từ hoạt động bình thường, rồi điều chỉnh độ nhạy thay đổi trong khoảng (0 ÷ 100)%. Yêu cầu cổng từ có thay đổi độ nhạy.

(5) Xác định độ nhạy: Độ nhạy được xác định theo kích thước vật mẫu.

Cho vật mẫu đi qua cổng từ, nếu cổng từ phát hiện được vật mẫu thì đạt được độ nhạy yêu cầu.

Nếu cổng từ phát hiện được vật mẫu có kích thước càng bé thì đồng nghĩa với độ nhạy cổng từ càng cao.

(6) Xác định tần suất kiểm tra: Cho cổng từ hoạt động, đưa vật mẫu đi qua cổng từ với tốc độ (0.2 ÷ 2) m/s trong khoảng thời gian 60s.

Yêu cầu cổng từ phát hiện và đếm được số lần mà cổng từ phát hiện được kim loại trong khoảng thời gian đó.

(7) Xác định số vùng phát hiện: Cho người lần lượt mang vật mẫu được dấu trên các phần khác nhau của cơ thể (như phần cổ, phần ngực...) rồi đi qua cổng từ đang hoạt động.

Yêu cầu cổng từ phát hiện được kim loại tương ứng với các vị trí của cơ thể có dấu vật mẫu.

(8) Kiểm tra nhiễu kim loại đặt cố định: Sử dụng các vật kim loại bất kỳ đặt cố định cách hai bên cánh cổng từ ở khoảng cách tối thiểu 0.5 m, bật nguồn cho cổng từ hoạt động. Yêu cầu cổng từ phải hoạt động tốt.

(9) Kiểm tra nhiễu điện từ: Sử dụng máy phát sóng và anten để phát sóng vô tuyến điện. Phụ thuộc vào việc đặt thiết bị gần hay xa nguồn thử mà chọn công suất máy phát sóng cho phù hợp.

Cho máy phát sóng phát ở các tần số 30 MHz, 300 MHz, 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz.

Bật nguồn cho cổng từ hoạt động. Yêu cầu cổng từ phải hoạt động tốt.

Nhãn hiệu gắn trên cổng từ phát hiện kim loại theo vùng phải có tối thiểu những thông tin nào?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12617:2019 về Cổng từ phát hiện kim loại theo vùng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp quy định thì nhãn hiệu phải được gắn chắc chắn vào cổng từ.

Trên nhãn hiệu phải có tối thiểu các thông tin sau:

- Tên hoặc nhãn hiệu hàng hóa;

- Tên hãng sản xuất, nước sản xuất;

- Số nhận dạng (như số hiệu sản phẩm, serial);

- Điện áp sử dụng;

- Tháng, năm sản xuất.

Cổng từ phát hiện kim loại
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cổng từ phát hiện kim loại
608 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cổng từ phát hiện kim loại Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cổng từ phát hiện kim loại Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào