Công ty cho lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày và có hưởng đủ tiền lương không?
- Công ty có được sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi đi công tác xa không?
- Công ty cho lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày và có hưởng đủ tiền lương không?
- Công ty có được xử lý kỷ luật lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi không?
- Công ty có được quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi không?
Công ty có được sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi đi công tác xa không?
Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
..."
Theo đó, công ty không được sử dụng lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi đi công tác xa, trừ trường hợp được lao động nữ đồng ý.
Lao động nữ đang có con nhỏ dưới 1 tuổi
Công ty cho lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày và có hưởng đủ tiền lương không?
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 137. Bảo vệ thai sản
...
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn là lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương.
Công ty có được xử lý kỷ luật lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi không?
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
"Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động."
Theo đó, công ty không được phép xử lý kỷ luật đối với người lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
Công ty có được quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi không?
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
"Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Như vậy, trường hợp này công ty không thể áp dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?