Công ty chứng khoán bị đình chỉ kinh doanh chứng khoán phái sinh có còn cần phải thanh toán các khoản nợ liên quan đến hoạt động này hay không?

Công ty tôi là công ty chứng khoán, đã thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán được một thời gian. Nhưng nay Ủy ban Chứng khoán đã ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty tôi trong 01 năm vì lý do công ty tôi không đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu. Tôi muốn hỏi quyết định này của Ủy ban Chứng khoán là đúng hay sai? Thời gian đình chỉ hoạt động như vậy có phải là quá lâu không? Nếu bị đình chỉ thì công ty tôi có còn cần phải thanh toán các khoản nợ liên quan đến hoạt động này hay không? Khi nào công ty tôi được khôi phục lại hoạt động?

Công ty chứng khoán không đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu khi kinh doanh chứng khoán phái sinh có bị đình chỉ hoạt động không?

Đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán

Công ty chứng khoán không đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu khi kinh doanh chứng khoán phái sinh có bị đình chỉ hoạt động không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:

"a) Công ty chứng khoán không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp; công ty quản lý quỹ không đáp ứng một hoặc một số quy định tại điểm đ khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều 4 Nghị định này trong vòng 06 tháng liên tiếp;
b) Bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật."

Dẫn chiếu đến các điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh tại điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP của công ty chứng khoán gồm:

- Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau:

+ Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên;

+ Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 600 tỷ đồng trở lên;

+ Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 250 tỷ đồng trở lên;

+ Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên;

- Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán;

- Đáp ứng điều kiện về nhân sự: Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;

- Có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật;

Căn cứ quy định trên, việc đáp ứng quy định về vốn chủ sở hữu tối thiểu còn cần đối chiếu với hình thức kinh doanh chứng khoán của công ty bạn. Vì đối với mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán khác nhau, pháp luật đã quy định mức vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tương ứng khác nhau. Do đó, bạn cần đối chiếu lại xem đối với mức vốn chủ sở hữu của hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty bạn đã đáp ứng đủ số vốn chủ sở hữu nói trên hay chưa; từ đó xác định được quyết định đình chỉ hoạt động của Ủy ban Chứng khoán là đúng hay sai.

Thời gian đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh là 12 tháng có phù hợp không?

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP có quy định:

"1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
..."

Có thể thấy, thời gian đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh tối đa là 12 tháng. Do vậy, nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy hành vi của công ty bạn phù hợp với thời gian đình chỉ này thì có thể ra quyết định như trên. Điều này là phù hợp với quy định của pháp luật.

Công ty chứng khoán bị đình chỉ kinh doanh chứng khoán phái sinh có còn cần phải thanh toán các khoản nợ liên quan đến hoạt động này hay không?

Trách nhiệm của công ty chứng khoán kinh doanh chứng khoán phái sinh trong trường hợp bị đình chỉ hoạt động được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Kể từ khi nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh:

a) Trong thời hạn 24 giờ, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải công bố thông tin về phương án, thời hạn và lộ trình xử lý các hợp đồng còn hiệu lực và gửi thông báo cho từng khách hàng của mình về phương án xử lý hợp đồng với khách hàng. Thời hạn xử lý phải bảo đảm khách hàng có tối thiểu 45 ngày để xử lý các vị thế và chuyển khoản tài sản ký quỹ, nhưng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày công bố thông tin.

(2) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh có trách nhiệm:

a) Định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; không được ký mới các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh, tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản này;

b) Đối với các hợp đồng kinh doanh chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, công ty chứng khoán có trách nhiệm:

- Chỉ tiếp nhận, thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng đối với giao dịch đối ứng; chỉ tiếp nhận tài sản ký quỹ của khách hàng đối với trường hợp bổ sung ký quỹ;

- Chốt số dư, thực hiện tất toán tài khoản khách hàng; thanh lý vị thế và hoàn trả tài sản ký quỹ cho khách hàng; thỏa thuận, bàn giao quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, chuyển tài khoản, tài sản ký quỹ và vị thế mở của khách hàng sang công ty chứng khoán thay thế theo yêu cầu của khách hàng;

- Thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán nhằm giảm vị thế của khách hàng;

c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của khách hàng trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình;

d) Thanh toán đầy đủ các khoản thuế, giá dịch vụ, các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có).

Theo đó, công ty chứng khoán của bạn khi bị đình chỉ hoạt động vẫn cần phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh (nếu có).

Công ty chứng khoán được khôi phục lại hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh khi nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định khôi phục hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh chỉ sau khi tổ chức này đã khắc phục được hết các hành vi dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.

Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán, pháp luật hiện hành cũng đã quy định rõ về việc đình chỉ hoạt động thông qua lý do đình chỉ hoạt động, trách nhiệm của công ty chứng khoán khi bị đình chỉ hoạt động và điều kiện để được khôi phục lại hoạt động.

Chứng khoán TỔNG HỢP CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG KHOÁN
Chứng khoán phái sinh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chứng khoán phái sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán phái sinh không?
Pháp luật
Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam là ngày mấy? Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam có phải là ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán nào? Công ty quản lý quỹ được đầu tư hợp đồng quyền chọn khi nào?
Pháp luật
Công ty đại chúng là gì? Cần đáp ứng những điều kiện nào để trở thành công ty đại chúng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là gì? Tài sản cơ sở không còn được sử dụng thì có bị hủy niêm yết chứng khoán phái sinh?
Pháp luật
Nội dung chủ yếu của chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán bao gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị rút chứng khoán là mẫu nào? Rút chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng giám sát thực hiện hoạt động giám sát quỹ như thế nào? Trong việc giám sát đầu tư, ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Quỹ thành viên chứng khoán được phép đầu tư vào các loại tài sản nào? Việc phân phối lợi nhuận quỹ thành viên sau khi đầu tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng tương lai trên thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh được thực hiện các hoạt động nào? Hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng khoán
1,330 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng khoán Chứng khoán phái sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng khoán Xem toàn bộ văn bản về Chứng khoán phái sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào