Công ty chứng khoán có được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng không?
- Công ty chứng khoán có được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng không?
- Tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại được công ty chứng khoán mở để phục vụ cho những giao dịch nào của khách hàng?
- Công ty chứng khoán có được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng không?
Công ty chứng khoán có được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng không?
Việc tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:
Quản lý tiền của khách hàng
1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
Công ty chứng khoán có được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng không? (Hình từ Internet)
Tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại được công ty chứng khoán mở để phục vụ cho những giao dịch nào của khách hàng?
Tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại được quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:
Quản lý tiền của khách hàng
...
4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại Điểm a Khoản này. Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại Điểm b Khoản này để khách hàng lựa chọn:
...
b) Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.
Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:
- Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;
- Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;
- Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;
- Các trường hợp thanh toán khác của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại được công ty chứng khoán mở để phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:
(1) Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;
(2) Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;
(3) Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;
(4) Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;
(5) Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;
(6) Các trường hợp thanh toán khác của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Công ty chứng khoán có được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng không?
Việc nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ được quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:
Quản lý tiền của khách hàng
...
2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo phương thức nêu tại Điểm a Khoản này. Ngoài ra, công ty chứng khoán có thể xây dựng bổ sung hệ thống theo phương thức nêu tại Điểm b Khoản này để khách hàng lựa chọn:
...
b) Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán.
...
Công ty chứng khoán có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không còn nghĩa vụ phải trả đối với công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.
5. Công ty chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử và tại các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty chứng khoán danh sách ngân hàng thương mại được lựa chọn cho hai phương thức quản lý tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng.
...
Như vậy, theo quy định, công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?