Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán cần đáp ứng điều kiện gì?
- Có bao nhiêu loại thành viên giao dịch tại thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán?
- Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ cần đáp ứng điều kiện gì?
- Thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ của công ty chứng khoán được quy định ra sao?
Có bao nhiêu loại thành viên giao dịch tại thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán?
Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Phân loại thành viên giao dịch
1. Thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán có hai (02) loại thành viên giao dịch là thành viên giao dịch thông thường và thành viên giao dịch đặc biệt.
a) Thành viên giao dịch thông thường là các công ty chứng khoán được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch thông thường được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới và tự doanh công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
b) Thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch đặc biệt chỉ được phép thực hiện mua, bán công cụ nợ cho chính mình tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì thành viên giao dịch tại thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được phân thành 02 loại thành viên giao dịch, gồm:
– Thành viên giao dịch thông thường là các công ty chứng khoán được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch thông thường được phép thực hiện nghiệp vụ môi giới và tự doanh công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
– Thành viên giao dịch đặc biệt là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại được Sở Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch đặc biệt chỉ được phép thực hiện mua, bán công cụ nợ cho chính mình tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch
1. Đối với thành viên giao dịch thông thường:
a) Là công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán; được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
b) Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
c) Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự phục vụ hoạt động giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán quy định đối với thành viên giao dịch thông thường trên hệ thống giao dịch
…
Theo đó, công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch tại thị trường giao dịch công cụ nợ trên Sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán; được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
– Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
– Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự phục vụ hoạt động giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán quy định đối với thành viên giao dịch thông thường trên hệ thống giao dịch
Thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch thông thường tại thị trường giao dịch công cụ nợ của công ty chứng khoán được quy định ra sao?
Theo Điều 7 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:
Đăng ký làm thành viên giao dịch
Sở Giao dịch Chứng khoán quy định cụ thể về hồ sơ và thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch.
Theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 22 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ và thủ tục đăng ký thành viên giao dịch của công ty chứng khoán như sau:
Bước 1. Công ty chứng khoán lập 01 bộ hồ sơ đăng ký làm thành viên giao dịch gửi đến Sở giao dịch chứng khoán theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch của công ty chứng khoán bao gồm:
– Giấy đăng ký thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
– Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán;
– Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực.
Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên giao dịch hoàn thiện cơ sở vật chất, cài đặt hệ thống, kết nối các phần mềm truyền nhận dữ liệu giao dịch, thử nghiệm giao dịch và các công việc triển khai giao dịch khác;
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên giao dịch sửa đổi, bổ sung.
Bước 3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày công ty chứng khoán hoàn tất các công việc chuẩn bị triển khai giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán ra Quyết định chấp thuận tư cách thành viên giao dịch và công bố thông tin về thành viên mới trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?