Công ty có được xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển nhân viên sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn không?

Công ty có ký Hợp đồng lao động với anh A lương khoảng là 18 triệu/tháng, làm 12 giờ, từ 7h sáng đến 7h tối, với thời hạn là 1 năm, chế độ phúc lợi, phép năm tính đầy đủ, nhưng trong thời gian thực hiện hợp đồng thì anh A này thường xuyên rời khỏi vị tri làm việc dù đã bị nhắc nhở bằng lời nói nhiều lần, đồng thời thường xuyên nghỉ không phép, tự ý điều chỉnh thời gian làm việc của mình mà không xin ý kiến cấp trên, những hành vi đó công ty đã lập biên bản vi phạm 1 lần và 1 bảng cảnh cáo, nhưng anh này vẫn tái phạm. Hiên tại công ty đang áp dụng cho anh A với hình thức chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn với thời hạn 60 ngày nhưng anh A này vẫn không chấp nhận, nói là sẽ đi kiện công ty (có quyết định tạm thuyên chuyển công tác rõ ràng, có ghi rõ mức lương cụ thể), ngoài ra anh A này còn thường xuyên về sớm 1 giờ mà không xin phép trưởng bộ phận. Xin hỏi công ty em làm như vậy có vi phạm luật hay không ?

Xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn có được không?

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì có 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm có:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức chuyển sang công việc khác thì đây không phải là hình thức kỷ luật lao động, nếu công ty bạn thực hiện kỷ luật lao động theo hình thức này tức là đã không đúng quy định.

Xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn có được không?

Xử lý kỷ luật lao động với hình thức chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn có được không?

Việc điều chuyển sang làm công việc khác với mức lương thấp hơn được áp dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."

Việc điều chuyển này chỉ có thể áp dụng được trong trường hợp sau: trong nội quy công ty có quy định rằng NSDLĐ có sắp xếp NLĐ làm việc theo nhu cầu công việc của NSDLĐ (bao gồm cả mức tiền lương thực tế). Khi này, việc công ty bạn điều chuyển NLĐ đi làm công việc khác sẽ được xem như là việc điều chuyển công việc bình thường, không phải là điều chuyển theo việc xử lý kỷ luật lao động (tính chất vụ việc sẽ nhẹ hơn).

Trong trường hợp HĐLĐ không có quy định nội dung này thì việc công ty bạn điều chuyển NLĐ đi làm công việc khác là không đúng và NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty (không có quy định phạt). Đối với việc trả tiền lương thấp hơn thỏa thuận thì công ty bạn sẽ phải thanh toán đầy đủ phần còn thiếu cho NLĐ này.

Thời giờ làm việc bình thường được quy định như thế nào?

Theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

"Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Như vậy, thời gian làm việc tối đa 1 ngày là 8h, tối đa 1 tuần là 48h; trong khi đó công ty bạn lại quy định rằng NLĐ phải làm đến 12h/ngày là không đúng quy định.

Kỷ luật lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục xử lý kỷ luật lao động năm 2024?
Pháp luật
Người lao động có bắt buộc phải tới công ty để họp xử lý kỷ luật lao động không? Có được thay đổi địa điểm họp xử lý kỷ luật?
Pháp luật
Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày không có lý do thì sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng hay kỷ luật sa thải?
Pháp luật
Sa thải người lao động bằng lời nói có được hay không? Sa thải không đúng quy định có thể khởi kiện tại tòa án không?
Pháp luật
Mẫu thông báo xem xét kỷ luật lao động hiện nay là mẫu nào? Thời gian ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động là khi nào?
Pháp luật
Ai ban hành kỷ luật lao động? 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động thì hình thức nào là nặng nhất?
Pháp luật
Kỷ luật lao động là gì? Trong nội quy lao động quy định những gì về kỷ luật lao động theo quy định?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được khấu trừ tiền lương của nhân viên vì có hành vi gây rối trật tự nơi làm việc không?
Pháp luật
Xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải bằng miệng thì có đúng quy định hay không?
Pháp luật
Thời hạn để người sử dụng lao động xử lý kỷ luật người lao động là trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật lao động với người lao động nữ mang thai hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kỷ luật lao động
4,675 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỷ luật lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào