Công ty có phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc nhưng vẫn còn nợ tiền công ty không?
- Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động không quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng không?
- Công ty có phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc nhưng vẫn còn nợ tiền công ty không?
- Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc thì công ty có bị phạt không?
Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động không quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
...
Dẫn chiều Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên, nếu sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà người lao động không có mặt tại nơi làm việc thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người này.
Sổ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Công ty có phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc nhưng vẫn còn nợ tiền công ty không?
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
Theo đó, khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho họ.
Đối với việc lao động còn nợ tiền công ty là phần nghĩa vụ của lao động với công ty. Nếu lao động làm sai thì công ty có thể thông qua cơ quan nhà nước để xử lý.
Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc thì công ty có bị phạt không?
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nêu trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức như là các công ty thì mức phạt sẽ gấp đôi.
Do đó, công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động, nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?