Công ty có phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao động sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế?
- Công ty có phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao động sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế?
- Phạm vi bồi thường bảo hiểm nghề nghiệp cho bên mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
- Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường bảo hiểm nghề nghiệp?
Công ty có phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao động sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế?
Bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao động sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2012/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và Điều 13 Nghị định 07/2010/NĐ-CP.
Tại Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
Trường hợp công việc bức xạ có tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định về các công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp như sau:
Bên mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm là tổ chức sử dụng người lao động được cấp giấy phép để tiến hành công việc bức xạ sau:
1. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
2. Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (bao gồm: thiết bị soi chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sóng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y) và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
3. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
4. Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
5. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
6. Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
7. Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
8. Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
9. Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
10. Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
11. Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
12. Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Theo quy định trên thì sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là một trong các công việc bức xạ cần phải mua bảo hiểm nghề nghiệp.
Do đó, công ty có sử dụng người lao động sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế thì phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao động này.
Phạm vi bồi thường bảo hiểm nghề nghiệp cho bên mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bên mua bảo hiểm đối với những thiệt hại bao gồm:
Thiệt hại về tính mạng hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể (bao gồm cả bệnh nghề nghiệp) của người lao động có nguyên nhân trực tiếp từ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm có trách nhiệm phải trả cho người lao động.
Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường bảo hiểm nghề nghiệp?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 13/2012/TT-BTC thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau:
- Trách nhiệm đối với tai nạn lao động không có nguyên nhân trực tiếp từ việc thực hiện công việc bức xạ xảy ra trong thời hạn và phạm vi bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với bất kỳ tai nạn nào có thể quy cho chiến tranh, hành động xâm lược hoặc thù địch của nước ngoài, nội chiến, bạo loạn, khủng bố, đình công.
- Trách nhiệm đối với tai nạn lao động xảy ra do hành động cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc người lao động.
- Trách nhiệm đối với tai nạn lao động xảy ra do bên mua bảo hiểm hoặc người lao động vi phạm pháp luật trong thực hiện công việc bức xạ.
- Trách nhiệm đối với tai nạn lao động do bên mua bảo hiểm không thực hiện mọi biện pháp an toàn cần thiết, không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Trách nhiệm đối với tai nạn phát sinh do sử dụng và bị ảnh hưởng trực tiếp của rượu bia, ma tuý và các chất kích thích.
- Trách nhiệm đối với thiệt hại về con người sau 30 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
- Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?