Công ty đại chúng có bắt buộc phải công bố thông tin về tiền lương của phó giám đốc công ty hay không?
- Công ty đại chúng có bắt buộc phải công bố thông tin về tiền lương của phó giám đốc công ty hay không?
- Điều lệ công ty đại chúng có phải quy định phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý hay không?
- Công ty đại chúng phải đảm bảo những nguyên tắc nào khi thực hiện công bố thông tin?
Công ty đại chúng có bắt buộc phải công bố thông tin về tiền lương của phó giám đốc công ty hay không?
Căn cứ tại Điều 298 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về công bố thông tin về thu nhập của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc):
Công bố thông tin về thu nhập của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc)
Thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người quản lý doanh nghiệp được hiểu là:
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, trong trường hợp Điều lệ công ty đại chúng quy định về việc phó giám đốc công ty là người quản lý công ty thì trong trường hợp này công ty đại chúng phải công bố thông tin về tiền lương của phó giám đốc công ty theo quy định, cụ thể:
Thù lao và tiền lương của Phó giám đốc phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Công ty đại chúng có bắt buộc phải công bố thông tin về tiền lương của phó giám đốc công ty hay không? (Hình từ Internet)
Điều lệ công ty đại chúng có phải quy định phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Như vậy, Điều lệ công ty đại chúng phải quy định về phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý công ty.
Công ty đại chúng phải đảm bảo những nguyên tắc nào khi thực hiện công bố thông tin?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2020/TT-BTC thì công ty đại chúng phải đảm bảo những nguyên tắc sau khi thực hiện công bố thông tin:
- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Việc công bố các thông tin cá nhân bao gồm: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân, Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, thư điện tử, số tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng, mã số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ chỉ được thực hiện nếu cá nhân đó đồng ý.
- Công ty đại chúng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố.
Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.
- Công ty đại chúng khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố, bao gồm đầy đủ các thông tin theo quy định.
Trường hợp thông tin công bố bao gồm các thông tin cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2020/TT-BTC và các đối tượng công bố thông tin không đồng ý công khai các thông tin này thì phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán 02 bản tài liệu, trong đó 01 bản bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân và 01 bản không bao gồm thông tin cá nhân để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán thực hiện công khai thông tin.
- Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện.
Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện. Việc công bố thông tin do người thực hiện công bố thông tin thực hiện được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 96/2020/TT-BTC.
- Công ty đại chúng có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC như sau:
+ Các thông tin công bố định kỳ, thông tin về việc đăng ký công ty đại chúng phải được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm.
Các thông tin này phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm;
+ Các thông tin công bố bất thường, theo yêu cầu hoặc các hoạt động khác phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?