Công ty đang hoạt động bình thường có được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không thông báo trước không?
- Công ty có cần báo trước với người lao động về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không?
- Công ty hoạt động bình thường chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động có cần sự đồng ý của người lao động không?
- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được bố trí công việc đúng chuyên môn không?
Công ty có cần báo trước với người lao động về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không?
Theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
“2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.”
Như vậy, khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì công ty phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ về về thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Do đó, trường hợp công ty của bạn không tiến hành thông báo đến bạn là không phù hợp quy định của pháp luật.
Chuyển người lao động làm công việc khác
Công ty hoạt động bình thường chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động có cần sự đồng ý của người lao động không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.”
Theo quy định nêu trên thì chỉ khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì công ty được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Tuy nhiên, đối với trường hợp công ty chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Như vậy, trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần có sự đồng ý của người lao động khi thời gian chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm và việc đồng ý phải được người lao động lập thành văn bản. Trường hợp công ty đang hoạt động bình thường không thuộc quy định nêu trên, công ty không được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi không được bố trí công việc đúng chuyên môn không?
Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
"2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động."
Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp không được bố trí theo đúng công việc trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?