Công ty được tự quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh không? Thời gian nghỉ tối đa của lao động nữ trong kỳ kinh?
- Thời gian nghỉ tối đa của lao động nữ trong thời gian hành kinh được quy định thế nào?
- Công ty được tự quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh không?
- Công ty quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh mà không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Thời gian nghỉ tối đa của lao động nữ trong thời gian hành kinh được quy định thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP có quy định:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định thời gian tối thiểu lao động nữ được nghỉ trong thời gian hành kinh mà không quy định thời gian tối đa là bao nhiêu ngày nhưng mỗi ngày sẽ được nghỉ 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng.
Công ty được tự quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh không? Thời gian nghỉ tối đa của lao động nữ trong kỳ kinh? (hình từ internet)
Công ty được tự quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh không?
Theo Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Như vậy, công ty phải tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh.
Công ty quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh mà không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới được quy định tại Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác;
b) Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
...
Đồng thời tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, công ty quy định thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh mà không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?