Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không?
- Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không?
- Việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con được thực hiện theo nguyên tắc nào trong trường hợp công ty con là công ty liên kết?
- Khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con phải được điều chỉnh như thế nào trước khi thực hiện loại trừ?
Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ như sau:
Kế toán giao dịch công ty con, công ty liên kết mua lại cổ phiếu đã phát hành (cổ phiếu quỹ) và đầu tư ngược lại công ty mẹ
...
2. Trường hợp công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ
Khi công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và nếu đủ để kiểm soát, nhà đầu tư sẽ trở thành công ty mẹ, công ty liên kết trở thành công ty con. Trường hợp này, nhà đầu tư áp dụng phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn theo quy định tại Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
...
Theo đó, khi công ty liên kết mua cổ phiếu quỹ, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và nếu đủ để kiểm soát, nhà đầu tư sẽ trở thành công ty mẹ, công ty liên kết trở thành công ty con.
Như vậy, công ty liên kết sẽ không mặc nhiên trở thành công ty con ngay sau khi mua cổ phiếu quỹ.
Việc này chỉ zảy ra khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của công ty liên kết sẽ tăng lên và đủ để kiểm soát trở thành công ty mẹ.
Công ty liên kết sau khi mua cổ phiếu quỹ thì có phải sẽ trở thành công ty con của nhà đầu tư hay không? (Hình từ Internet)
Việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con được thực hiện theo nguyên tắc nào trong trường hợp công ty con là công ty liên kết?
Tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 202/2014/TT-BTC có nêu trong trường hợp nhà đầu tư trở thành công ty mẹ và công ty liên kết trở thành công ty con sau khi mua cổ phiếu quỹ thì sẽ áp dụng phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn theo quy định tại Điều 15 Thông tư 202/2014/TT-BTC.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn như sau:
Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn
1. Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, trước khi thực hiện việc loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ và công ty con, kế toán phải thực hiện một số điều chỉnh đối với giá phí khoản đầu tư của công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
...
b). Trường hợp trước ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ và đã được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý. Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào các chỉ tiêu thuộc phân vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
...
Theo đó, khi đạt được quyền kiểm soát, trên Báo cáo tài chính hợp nhất công ty mẹ (nhà đầu tư) phải đánh giá lại giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý.
Phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Phần chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu và giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào các chỉ tiêu thuộc phân vốn chủ sở hữu của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con phải được điều chỉnh như thế nào trước khi thực hiện loại trừ?
Theo khoản điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 202/2014/TT-BTC trường hợp trước ngày kiểm soát, công ty con là công ty liên kết của công ty mẹ, khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu: Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ đánh giá lại khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày đạt được quyền kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh sau:
(1) Điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu (chênh lệch giữa giá gốc và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu):
- Nếu điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:
Nợ Đầu tư vào công ty con
Có các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu
- Nếu điều chỉnh giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây:
Nợ các chỉ tiêu liên quan thuộc phần vốn chủ sở hữu
Có Đầu tư vào công ty con
(2) Ghi phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
- Trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lãi trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
+ Nợ Đầu tư vào công ty con.
+ Có Doanh thu hoạt động tài chính (lãi) (kỳ có quyền kiểm soát).
+ Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).
- Trường hợp giá trị hợp lý nhỏ hơn giá gốc khoản đầu tư, kế toán ghi nhận lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi:
+ Nợ Chi phí tài chính (lỗ) (kỳ đạt được quyền kiểm soát).
+ Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (kỳ sau).
+ Có Đầu tư vào công ty con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?