Công ty mẹ phải xác định biến động đối với tài sản thuần của công ty con trước hay sau khi thực hiện huy động vốn từ các chủ sở hữu?
- Có thể tái cấu trúc tập đoàn theo hình thức huy động vốn từ các chủ sở hữu hay không?
- Khi thực hiện huy động vốn góp thì việc thay đổi tỷ lệ sở hữu đối với tài sản thuần của công ty con xảy ra trong trường hợp nào?
- Công ty mẹ phải xác định biến động đối với tài sản thuần của công ty con trước hay sau khi thực hiện huy động vốn từ các chủ sở hữu?
Có thể tái cấu trúc tập đoàn theo hình thức huy động vốn từ các chủ sở hữu hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về hình thức tái cấu trúc tập đoàn như sau:
Các hình thức tái cấu trúc tập đoàn
1. Việc tái cấu trúc tập đoàn dẫn đến sự thay đổi trong tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ trong các công ty con hoặc thay đổi trong cơ cấu sở hữu của tập đoàn.
2. Việc tái cấu trúc tập đoàn có thể thực hiện dưới các hình thức:
a) Công ty mẹ thoái một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư vào công ty con (Thoái đầu tư);
b) Công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con thay đổi;
c) Chuyển giao toàn bộ hoặc một phần vốn của một công ty con cho một (hoặc nhiều) đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn, như việc công ty con cấp 1 bán một công ty con cấp 2 cho công ty mẹ hoặc công ty mẹ bán một công ty con cho một công ty con khác (giao dịch hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung).
Theo đó, có thể thực hiện tái cấu trúc tập đoàn thông qua hình thức công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con thay đổi.
Công ty mẹ phải xác định biến động đối với tài sản thuần của công ty con trước hay sau khi thực hiện huy động vốn từ các chủ sở hữu? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện huy động vốn góp thì việc thay đổi tỷ lệ sở hữu đối với tài sản thuần của công ty con xảy ra trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Thông tư 202/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp công ty con huy động thêm vốn góp từ chủ sở hữu
1. Khi công ty con huy động thêm vốn góp từ các chủ sở hữu, nếu tỷ lệ vốn góp thêm của các bên không tương ứng với tỷ lệ hiện hành thì sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con.
...
Theo quy định vừa nêu thì khi công ty con huy động vốn góp từ các chủ sở hữu, nếu tỷ lệ vốn góp thêm của các bên không tương ứng với tỷ lệ hiện hành thì sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con.
Công ty mẹ phải xác định biến động đối với tài sản thuần của công ty con trước hay sau khi thực hiện huy động vốn từ các chủ sở hữu?
Căn cứ khoản 3 Điều 54 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất như sau:
Hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp công ty con huy động thêm vốn góp từ chủ sở hữu
...
2. Trình tự xác định và ghi nhận sự biến động trong tài sản thuần của công ty con và tỷ lệ sở hữu của các bên thực hiện như sau:
- Xác định tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước khi huy động thêm vốn góp;
- Xác định tỷ lệ và phần sở hữu của các bên trong tài sản thuần của công ty con sau khi huy động thêm vốn góp;
- Xác định phần vốn góp thêm của các bên vào công ty con;
- Xác định phần sở hữu tăng thêm của các bên trong tài sản thuần của công ty con sau khi huy động thêm vốn;
- Ghi nhận phần chênh lệch giữa số vốn góp thêm của các bên và phần sở hữu tăng thêm của các bên trong tài sản thuần của công ty con vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
3. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải xác định và ghi nhận sự biến động đối với phần sở hữu của mình và của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con tại thời điểm trước và sau khi huy động thêm vốn, cụ thể:
a) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con cao hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ nhỏ hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
b) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con nhỏ hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ cao hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát
Như vậy, việc công ty mẹ xác định sự biến động đối với phần sở hữu của mình và của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con được thực hiện tại cả hai thời điểm trước và sau khi huy động thêm vốn.
Việc xác định biến động khi thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất được thực hiện như sau:
(1) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con cao hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ nhỏ hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
- Nợ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát.
- Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
(2) Kế toán ghi nhận phần tăng thêm của công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con nhỏ hơn số vốn công ty mẹ góp thêm (trường hợp này phần tăng thêm của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con sẽ cao hơn số vốn cổ đông không kiểm soát góp thêm):
- Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Có Lợi ích của cổ đông không kiểm soát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?