Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn?

Cho tôi hỏi Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn? Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội phải báo cáo cho đơn vị nào? Câu hỏi của anh Thiện từ Khánh Hòa.

Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn?

Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc bảo toàn vốn như sau:

Bảo toàn vốn
...
2. VIETTEL có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo toàn vốn như sau:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại VIETTEL theo quy định của pháp luật.
3. Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp; xử lý chênh lệch tỷ giá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Việc chuyển lỗ thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định thì Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo toàn vốn sau đây:

(1) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;

(2) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;

(3) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;

- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

(4) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo quy định của pháp luật.

Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn?

Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nào để bảo toàn vốn? (Hình từ Internet)

Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội phải báo cáo cho đơn vị nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc bảo toàn vốn như sau:

Bảo toàn vốn
1. Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại VIETTEL phải báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm VIETTEL phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu mức độ bảo toàn vốn.
Hệ số bảo toàn vốn:
Mức độ bảo toàn vốn được xác định theo hệ số H:
...

Như vậy, theo quy định thì mọi biến động về tăng, giảm vốn tại Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội phải báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Trường hợp Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc bảo toàn vốn như sau:

Bảo toàn vốn
1. Mọi biến động về tăng, giảm vốn tại VIETTEL phải báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.
...
Đối với trường hợp VIETTEL chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì Tổng giám đốc phải có báo cáo giải trình rõ nguyên nhân không bảo toàn được vốn, hướng khắc phục trong thời gian tới gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của VIETTEl.
2. VIETTEL có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo toàn vốn như sau:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật;
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn chủ sở hữu tại VIETTEL theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định, đối với trường hợp Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu thì Tổng giám đốc phải có báo cáo giải trình rõ nguyên nhân không bảo toàn được vốn, hướng khắc phục trong thời gian tới gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Công ty.

Công ty mẹ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty mẹ yêu cầu công ty con dừng thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án thì phải thực hiện thủ tục gì?
Pháp luật
Công ty mẹ có được ủy quyền cho công ty con làm việc với chủ đầu tư không? Công ty mẹ có những quyền và nghĩa vụ nào đối với công ty con?
Pháp luật
Một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi sở hữu tối thiểu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty đó?
Pháp luật
Máy móc thiết bị do công ty mẹ nhập khẩu về rồi bán lại cho công ty con bằng hợp đồng mua bán trong nước thì có khác gì khi ký kết với công ty khác không?
Pháp luật
Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách gì trong quan hệ với công ty con?
Pháp luật
Thông tin tài chính trên báo cáo tài chính hợp nhất của toàn bộ tập đoàn có thay đổi khi công ty mẹ mua lại công ty con cấp 2 từ công ty con cấp 1 không?
Pháp luật
Công ty con cấp 1 là gì? Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính giữa công ty mẹ và công ty con cấp 1 có vốn góp của các đơn vị khác trong tập đoàn?
Pháp luật
Sau khi công ty mẹ bán công ty con cấp 1 cho công ty con khác thì khoản lợi thế thương mại phát sinh ban đầu khi mua công ty con có thay đổi không?
Pháp luật
Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước là gì? Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước mỗi năm phải nộp những loại báo cáo tài chính gì?
Pháp luật
Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài không có văn bản chỉ định công ty nào tại Việt Nam nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế thì giải quyết ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty mẹ
831 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty mẹ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công ty mẹ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào