Công ty Mua bán nợ Việt Nam có mức vốn điều lệ là bao nhiêu? Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Mua bán nợ Việt Nam là gì?
Công ty Mua bán nợ Việt Nam có mức vốn điều lệ là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC quy định về vốn điều lệ của công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Mức vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của DATC là 6.000 tỷ đồng (Sáu nghìn tỷ đồng).
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của DATC thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy định tại Điều lệ này.
3. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, DATC phải điều chỉnh vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin theo quy định.
Theo đó vốn điều lệ của công ty Mua bán nợ Việt Nam là 6.000 tỷ đồng (Sáu nghìn tỷ đồng).
Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Đâu là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Mua bán nợ Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 129/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Ngành nghề kinh doanh của DATC
1. Ngành nghề kinh doanh chính
a) Tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản:
- Tiếp nhận nợ và tài sản theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ để xử lý theo quy định tại Nghị định này;
- Tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: nợ phải thu và các tài sản (bao gồm cả các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước theo quy định tại Nghị định này.
b) Mua, xử lý nợ và tài sản, gồm:
- Quản lý, sử dụng chủ yếu nguồn lực tài chính của công ty để thực hiện mua, xử lý các khoản nợ và tài sản (bao gồm cả các dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác) theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Mua, xử lý các khoản nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân không trùng lắp với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
c) Tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ.
2. Ngành nghề hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính
- Quản lý, đầu tư, khai thác và xử lý đối với dự án bất động sản thuộc các trường hợp: là tài sản bảo đảm khoản nợ, tài sản nhận gán nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật;
- Tư vấn xử lý nợ, tài sản, mua, bán, sáp nhập, tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Thực hiện các hoạt động thẩm định giá; dịch vụ quản lý nợ và thu nợ trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo đó ngành nghề kinh doanh chính của công ty Mua bán nợ Việt Nam là:
- Tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản
- Mua, xử lý nợ và tài sản
- Tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ
Công ty Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì có quyền hạn như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 129/2020/NĐ-CP quy định về quyền của công ty Mua bán nợ Việt Nam như sau:
Quyền của DATC
DATC thực hiện các quyền theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các quyền sau:
1. Được các chủ nợ, chủ tài sản, bên nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ, tài sản trong quá trình DATC thực hiện tiếp nhận, mua nợ, tài sản và dự án dở dang theo chỉ định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu bên nợ, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho DATC để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Được cơ quan quản lý nhà nước có liên quan hỗ trợ hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Được các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ (bao gồm cả quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) đã được DATC mua, kể cả tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua nhưng chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
5. DATC trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
6. Được kế thừa các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ, chủ tài sản, bên nhận bảo đảm liên quan đến các khoản nợ, tài sản đã mua theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?