Công ty muốn xin hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động thì có cần phải đáp ứng điều kiện gì không?
- Công ty muốn xin hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động thì có cần phải đáp ứng điều kiện gì không?
- Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được giải quyết theo trình tự như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay?
Công ty muốn xin hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động thì có cần phải đáp ứng điều kiện gì không?
Công ty muốn xin hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động thì có cần phải đáp ứng điều kiện gì không thì căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, thì người lao động của công ty sẽ được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi có đủ các điều kiện bao gồm:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện trên chứ không phải công ty cần đáp ứng những điều kiện.
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động (Hình từ Internet)
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được giải quyết theo trình tự như thế nào?
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được giải quyết theo trình tự quy định tại Điều 27 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động
1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Theo đó, hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được giải quyết theo trình tự sau:
- Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay?
Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động được quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Hướng dẫn điền mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay:
(1) Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
(2) Ghi đầy đủ tên cơ sở.
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cơ sở đóng trụ sở: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
(4) Ghi rõ số điện thoại của cơ sở; số điện thoại di động của cá nhân liên hệ giải quyết hỗ trợ người lao động của cơ sở.
(5) Ghi đầy đủ họ và tên người đại diện của cơ sở.
(6) Chỉ được lựa chọn một hình thức và đánh dấu X vào ô trống □.
(7) Ứng với từng người lao động chỉ được chọn một hình thức nhận tiền hỗ trợ là “Chuyển khoản” hoặc “Tiền mặt”, đồng thời điền đủ các thông tin như sau:
- Trường hợp chuyển khoản: Ghi số tài khoản và ngân hàng của người lao động được nhận chế độ;
- Trường hợp chuyển tiền mặt: Lựa chọn một nơi nhận là “Tại cơ quan BHXH” hoặc “Qua tổ chức dịch vụ BHXH”.
Tải mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động mới nhất hiện nay. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?