Công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?

Công ty tôi phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập. Cho tôi hỏi, việc phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào? Liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nam nữ có được đối xử bình đẳng về tiền công và tiền thưởng không? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi phân biệt đối xử trên của công ty không? Trên đây là câu hỏi của anh Thái Bảo đến từ Đồng Nai.

Công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị xử phạt như thế nào?

Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình theo khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.

Căn cứ theo điểm c khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, hành vi phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động.

Như vậy, công ty phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi trên.

Phân biệt đối xử

Phân biệt đối xử trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập (Hình từ Internet)

Liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nam nữ có được đối xử bình đẳng về tiền công và tiền thưởng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
...

Theo đó, việc bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

Đồng thời, nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Như vậy, trong lĩnh vực lao động nam nữ bình đẳng về tiền công và tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi phân biệt đối xử trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập của công ty không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...

Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, tuy nhiên hành vi phân biệt đối xử giữa lao động nam và nữ trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập của công ty có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền xử phạt.

Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ đề bình đẳng giới năm 2024? Bài tuyên truyền bình đẳng giới 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền bình đẳng giới năm 2024?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học năm 2024? Bài tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2024 trường học?
Pháp luật
Thuyết trình về bình đẳng giới ngắn gọn năm 2024? Bài thuyết trình về bình đẳng giới trong giáo dục thế nào?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong lao động là gì? Nếu vi phạm quy định về bình đẳng giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghị định 59/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình đẳng giới
3,081 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào