Công ty tài chính có được phát hành chứng chỉ tiền gửi không? Nếu được thì công ty phải đáp ứng các điều kiện nào?
Công ty tài chính có được phát hành chứng chỉ tiền gửi không?
Công ty tài chính có được phát hành chứng chỉ tiền gửi không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:
a) Nhận tiền gửi của tổ chức;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
đ) Bảo lãnh ngân hàng;
e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
2. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức.
Công ty tài chính có được phát hành chứng chỉ tiền gửi không? (Hình từ Internet)
Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức phải đáp ứng các điều kiện nào?
Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 6 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP như sau:
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức
Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. (Bãi bỏ).
3. (Bãi bỏ).
Dẫn chiếu đến Điều 5 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2019/NĐ-CP như sau:
Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
Điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng:
1. (Bãi bỏ)
2. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
3. (Bãi bỏ)
4. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi theo nguyên tắc nào?
Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi theo nguyên tắc được quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN như sau:
- Công ty tài chính chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Công ty tài chính thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của Công ty tài chính.
- Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên tổ chức phát hành;
+ Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;
+ Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
+ Chữ ký của người đại diện hợp pháp của Công ty tài chính phát hành và các chữ ký khác do Công ty tài chính quy định;
+ Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
+ Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
+ Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
+ Chứng chỉ tiền gửi ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
+ Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do Công ty tài chính quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?