Công ty tài chính có được sáp nhập vào ngân hàng không? Nếu có thì việc sáp nhập được thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Công ty tài chính có được sáp nhập vào ngân hàng không?
- Công ty tài chính được sáp nhập vào ngân hàng thương mại phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Công ty tài chính sát nhập vào ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận sát nhập của công ty tài chính gồm các tài liệu nào?
Công ty tài chính có được sáp nhập vào ngân hàng không?
Công ty tài chính có được sáp nhập vào ngân hàng không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2015/TT-NHNN, việc sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng
1. Các trường hợp sáp nhập tổ chức tín dụng:
a) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính sáp nhập vào một ngân hàng thương mại;
…
Như vậy, theo quy định trên thì công ty tài chính được sáp nhập vào một ngân hàng thương mại.
Công ty tài chính được sáp nhập vào ngân hàng thương mại phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Công ty tài chính được sáp nhập vào ngân hàng thương mại phải thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 9 Thông tư 36/2015/TT-NHNN như sau:
- Thực hiện theo thỏa thuận; bảo đảm hoạt động bình thường của công ty tài chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình sáp nhập.
- Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của công ty tài chính tham gia sáp nhập trước khi Đề án sáp nhập được cơ quan có thẩm quyền quyết định của công ty tài chính thông qua. Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc sáp nhập công ty tài chính phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.
- Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty tài chính tham gia sáp nhập, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập.
- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng sau sáp nhập đăng ký doanh nghiệp.
Công ty tài chính có được sáp nhập vào ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Công ty tài chính sát nhập vào ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện nào?
Công ty tài chính sát nhập vào ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 36/2015/TT-NHNN như sau:
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất
1. Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, trừ trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
b) Có Đề án sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điều 13 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất thông qua.
2. Sau khi sáp nhập, hợp nhất, tổ chức tín dụng sau sáp nhập, tổ chức tín dụng hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn, tỷ lệ phần vốn góp, sở hữu cổ phần và điều kiện hoạt động ngân hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty tài chính sát nhập vào ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, trừ trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
- Có Đề án sáp nhập theo quy định tại Điều 13 Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thông qua.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận sát nhập của công ty tài chính gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận sát nhập của công ty tài chính gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 36/2015/TT-NHNN như sau:
- Văn bản của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập đề nghị:
+ Chấp thuận sáp nhập, thay đổi về vốn điều lệ; xác nhận đăng ký Điều lệ của tổ chức tín dụng sau sáp nhập;
+ Chấp thuận các nội dung khác (nếu có);
- Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận quy định tại điểm a(ii) khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
- Biên bản, nghị quyết, quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập thông qua các nội dung thay đổi tại Đề án sáp nhập và các vấn đề khác có liên quan đến việc sáp nhập (nếu có);
- Văn bản của người đại diện hợp pháp tổ chức tín dụng nhận sáp nhập nêu rõ các nội dung thay đổi so với Đề án sáp nhập đã trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc sáp nhập (nếu có);
- Văn bản cam kết của người đại diện hợp pháp tổ chức tín dụng nhận sáp nhập về việc tổ chức tín dụng sau sáp nhập đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?