Công ty tham dự thầu và trúng thầu thì có được giao cho chi nhánh thực hiện các công việc của gói thầu không?
Công ty tham dự thầu và trúng thầu thì có được giao cho chi nhánh thực hiện các công việc của gói thầu không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định, nhà thầu trong nước có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
...
Do chi nhánh của công ty không có tư cách pháp nhân, không có tài sản độc lập và không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó nên chi nhánh không thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Do đó chi nhánh không đủ tư cách để tham dự thầu theo quy định kể cả trường hợp được uỷ quyền từ công ty mẹ.
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, công ty không được phép ủy quyền cho chi nhánh để tham dự thầu mà chỉ cho phép người đứng đầu công ty có thể ủy quyền cho giám đốc chi nhánh thay mình thực hiện các công việc như: Ký đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, ký các văn bản tài liệu để giao dịch với bên mời thầu…
Trường hợp công ty tham dự thầu và trúng thầu thì việc thực hiện hợp đồng và các thủ tục pháp lý liên quan phải do công ty đảm nhận.
Việc công ty trúng thầu giao cho chi nhánh thực hiện các công việc của gói thầu là việc phân công nội bộ trong công ty.
Như vậy, sau khi công ty trúng thầu thì công ty có thể giao cho các chi nhánh thực hiện các công việc. Đây là việc phân công nội bộ trong công ty.
Công ty tham dự thầu và trúng thầu thì có được giao cho chi nhánh thực hiện các công việc của gói thầu không? (Hình từ Internet)
Nhà thầu, nhà đầu tư được tham dự thầu với tư cách gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
...
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Theo đó, nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.
Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Khi tham dự thầu thì nhà đầu tư phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
...
Như vây, khi tham dự thầu thì nhà đầu tư phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- Chủ đầu tư, bên mời thầu;
- Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
- Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Đấu thầu Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?