Công ước Stockholm là gì? Công ước Stockholm hướng đến mục gì và Việt Nam phê chuẩn Công ước này vào năm nào?

Công ước Stockholm là gì? Công ước Stockholm hướng đến mục gì và Việt Nam phê chuẩn Công ước này vào năm nào? Quy định của pháp luật Việt Nam về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy? Câu hỏi của anh N (Huế).

Công ước Stockholm là gì? Công ước Stockholm hướng đến mục gì và Việt Nam phê chuẩn Công ước này vào năm nào?

Công ước Stockholm (Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm) là Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Công ước này được ký kết vào ngày 22 tháng 5 năm 2001 tại Stockholm, Thụy Điển, với sự tham gia rộng rãi từ 179 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Công ước Stockholm công nhận các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có tính chất độc hại, khó phân hủy, tích lũy sinh học và được phát tán qua môi trường nước, không khí, bởi các loài động vật di cư, xuyên biên giới giữa các nước, rồi lắng đọng và tích lũy trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở những nơi xa nguồn phát thải chúng.

Công ước Stockholm được xây dựng với mục tiêu nâng cao nhận thức các nguy cơ về sức khỏe, nhất là ở các nước đang phát triển, do việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, đặc biệt là tác động đến phụ nữ và từ đó ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Đồng thời ý thức được sự cần thiết phải có hành động toàn cầu đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy nhằm tạo ra một môi trường an toàn và bền vững cho con người, hệ sinh thái.

Việt Nam đã ký Công ước STOCKHOLM ngày 23 tháng 5 năm 2001 và phê chuẩn Công ước này ngày 22 tháng 7 năm 2002, và chính thức trở thành thành viên thứ 14 của Công ước. Nhận thức được các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe liên quan đến chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Chính phủ đã và đang xây dựng các chính sách, quy định và thực hiện một số hành động cụ thể nhằm mục tiêu quản lý an toàn chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Công ước Stockholm là gì? Công ước Stockholm hướng đến mục gì và Việt Nam phê chuẩn Công ước này vào năm nào?

Công ước Stockholm là gì? Công ước Stockholm hướng đến mục gì và Việt Nam phê chuẩn Công ước này vào năm nào? (hình từ internet)

Việc trao đổi thông tin giữa các quốc gia tham gia Công ước Stockholm liên quan đến giảm thiếu chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy quy định ra sao?

Tại Điều 9 Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm quy định về việc trao đổi thông tin như sau:

Trao đổi thông tin
1. Mỗi Bên phải tạo điều kiện hoặc cam kết trao đổi thông tin liên quan đến:
(a) Giảm thiểu và loại trừ việc sản xuất, sử dụng và phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; và
(b) Các giải pháp thay thế đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, kể cả thông tin liên quan đến các rủi ro, cũng như những chi phí về kinh tế và xã hội của các chất đó.
2. Các Bên phải trao đổi các thông tin nêu khoản 1 trực tiếp với nhau hoặc thông qua Ban Thư ký.
3. Mỗi Bên cần chỉ định một đầu mối quốc gia trong việc trao đổi các thông tin đó.
4. Ban Thư ký giữ vai trò như một cơ chế ngân hàng thông tin về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, gồm cả thông tin do các Bên các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cung cấp.
5. Vì những mục tiêu của Công ước này, mọi thông tin về sức khỏe và an toàn của con người và môi trường không được coi là các thông tin mật. Các Bên trao đổi những thông tin khác chiểu theo Công ước này, sẽ phải bảo vệ bí mật cho bất kỳ thông tin nào theo thỏa thuận chung.

Như vậy, các bên khi tham gia Công ước Stockholm liên quan đến giảm thiếu chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần đảm bảo:

- Giảm thiểu và loại trừ việc sản xuất, sử dụng và phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; và

- Các giải pháp thay thế đối với các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, kể cả thông tin liên quan đến các rủi ro, cũng như những chi phí về kinh tế và xã hội của các chất đó.

Quy định của pháp luật Việt Nam về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy?

Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy được giải thích tại khoản 17 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể được hiểu là chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Dẫn chiếu đến Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đề cập đến yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy như sau:

- Không được sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001 Stockholm có hàm lượng vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật, trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đã được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm;

- Phải kiểm soát nguồn phát sinh và công bố thông tin, dán nhãn, đánh giá sự phù hợp, kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của pháp luật;

- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật được phép tái chế, tiêu hủy, với điều kiện việc tái chế và tiêu hủy không dẫn đến thu hồi các chất này để tái sử dụng và phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Pháp luật
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì? Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường gồm các hoạt động nào? Các hoạt động đầu tư kinh doanh nào về bảo vệ môi trường được Nhà nước hỗ trợ?
Pháp luật
Để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,091 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào