Công việc cắt gọt kim loại có được hưởng phụ cấp độc hại không? Phụ cấp độc hại khi tăng ca đối với công việc cắt gọt kim loại được quy định như thế nào?
Công việc cắt gọt kim loại có được hưởng phụ cấp độc hại không?
Căn cứ theo danh mục Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 36/2017/TT-BLĐTBXH thì công việc cắt gọt kim loại là một trong những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực cơ khí và cơ kỹ thuật.
Phụ cấp độc hại
Phụ cấp độc hại khi tăng ca đối với công việc cắt gọt kim loại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp cụ thể như sau:
"Điều 103. Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động."
Căn cứ tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
"Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);
b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần."
Như vậy, theo quy định trên, phụ cấp độc hại là một trong những chế độ phụ cấp được quy định trong hợp đồng lao động, việc tính tiền lương làm thêm giờ được tính trên tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, mà tiền lương thực trả cho người lao động, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh trong thang lương, bảng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có) do người sử dụng lao động quy định trọng hợp đồng lao động.
Vậy tiền lương làm thêm giờ của người lao động đối với công việc cắt gọt kim loại là bao gồm cả mức lương theo công việc hoặc theo chức danh (lương chính) cộng với phụ cấp độc hại theo công việc mà người lao động đảm nhận.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Thông tư 07/2005/TT-BNV; tiền phụ cấp độc hại; nặng nhọc; nguy hiểm thường sẽ được chia thành 4 cấp dành cho người lao động. Cụ thể là cấp 01, cấp 02, cấp 03 và cấp 04; Mỗi cấp sẽ tương ứng với mức lương cơ sở của thời điểm làm việc hiện tại.
Nếu tính lương cơ sở của người lao động trong thời điểm hiện tại. Mức lương cơ sở của người lao động đang ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Cụ thể như sau:
- Đối với mức 01, tương đương với hệ số 0,1 sẽ bằng 149.000 đồng/tháng
- Đối với mức 02, tương đương với hệ số 0,2 sẽ bằng 298.000 đồng/tháng
- Đối với mức 03, tương đương với hệ số 0,3 sẽ bằng 447.000 đồng/tháng
- Đối với mức 04, tương đương với hệ số 0,4 sẽ bằng 596.000 đồng/tháng
- Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; thì cách tính để chi trả phụ cấp độc hại sẽ được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại; nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc; nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?