Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn để nhận cùng một lô hàng thì xử lý như thế nào? Người vận chuyển có quyền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ để trừ nợ không?

Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn để nhận cùng một lô hàng thì xử lý như thế nào? Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ không?

Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn để nhận cùng một lô hàng thì xử lý như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

- Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.

- Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

- Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.

- Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.

Theo đó, có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng thì người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa.

Đấu giá hàng hóa

Đấu giá hàng hóa

Lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển để thanh toán các khoản nợ

Theo Điều 5 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển để thanh toán các khoản nợ như sau:

- Người vận chuyển chi được lưu giữ số lượng hàng hóa có giá trị bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Giá trị hàng hóa là căn cứ để tính số lượng hàng mà người vận chuyển lưu giữ được tính trên cơ sở giá của hàng hóa đó tại thị trường nơi người vận chuyển lưu giữ hàng hóa và tại thời điểm hàng hóa bị lưu giữ.

- Người vận chuyển được lưu giữ nguyên container đối với hàng hóa đóng trong container trong trường hợp giá trị của hàng hóa đóng trong container lớn hơn giá trị thanh toán đủ các khoản nợ và các chi phí khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

Trong đó, khoản 1 Điều 12 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;

- Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;

- Chi phí giám định, định giá hàng hóa;

- Chi phí bán đấu giá hàng hóa;

- Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;

- Các khoản nợ đối với người lưu giữ;

- Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.

Người vận chuyển có quyền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ để trừ nợ không?

Theo Điều 6 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển như sau:

- Khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng gửi giữ hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản, đồng thời còn bao gồm cả các nội dung thỏa thuận về việc lấy hàng hóa trước thời hạn, quyền và trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa trong việc giao hàng hóa cho người đến nhận hàng.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.

- Trường hợp chưa đến 60 ngày quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời gian hàng hóa bị lưu giữ nếu người nhận hàng đến nhận hàng hóa thì người lưu giữ hàng hóa được xử lý hàng hóa trên cơ sở hợp đồng gửi giữ tài sản đã giao kết với người vận chuyển theo quy định của pháp luật. Sau khi giao hàng hóa cho người nhận hàng hợp pháp theo thông báo của người vận chuyển, người lưu giữ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển, đồng thời gửi kèm theo biên bản giao hàng hóa giữa người lưu giữ và người nhận hàng và các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng đã gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra các bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ.

Bán đấu giá hàng hóa
Hàng hóa Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của bên bán là gì khi giao hàng hóa không đồng bộ? Bên bán giao hàng hóa không đồng bộ thì bên mua có thể yêu cầu đổi lô hàng khác được không?
Pháp luật
Hạn sử dụng là gì? Hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch có được không?
Pháp luật
Số tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại các cảng biển có được chi trả khoản chi phí giám định, định giá hàng hóa không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa 2024? Lưu ý khi lập Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa là gì?
Pháp luật
Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Hàng hóa nào được coi là có và không có khả năng gây mất an toàn? Ô tô nhà ở lưu động có phải hàng hóa có khả năng gây mất an toàn?
Pháp luật
Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Pháp luật
Cách ghi thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm thực phẩm được xác định như thế nào? Thành phần phụ gia nào không phải ghi định lượng hàng hóa?
Pháp luật
Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác nhận mã số HS nhanh chóng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Công văn 3605/TCHQ-CCHDH năm 2022?
Pháp luật
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức chịu trách nhiệm trên nhãn hàng hóa thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán đấu giá hàng hóa
1,243 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán đấu giá hàng hóa Hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán đấu giá hàng hóa Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào