Container là gì? Điều kiện để Container được xếp lên tàu? Mẫu xác nhận khối lượng toàn bộ Container vận chuyển quốc tế?
Container là gì? Container chỉ được xếp lên tàu sau khi đáp ứng những điều kiện nào?
Theo tiểu mục 4.5 Mục 4 Phần I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN108:2021/BGTVT về Cảng cạn ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BGTVT giải thích thì container là một công cụ vận tải được thiết kế để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường, thuận tiện khi xếp dỡ, có đặc tính bền chắc phù hợp cho việc sử dụng lại.
Theo kích thước thì container gồm 02 loại chính là 20 feet và 40 feet.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 6 Thông tư 14/2016/TT-BGTVT quy định về điều kiện để container được xếp lên tàu:
Điều kiện để công-te-nơ được xếp lên tàu
Công-te-nơ chỉ được xếp lên tàu sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng và doanh nghiệp cảng nhận được xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Khối lượng toàn bộ công-te-nơ không được vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép của công-te-nơ được ghi trên Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ.
Và Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BGTVT quy định về xác nhận khối lượng toàn bộ container như sau:
Xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ
1. Xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ được gửi đến thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng, doanh nghiệp cảng bằng dữ liệu điện tử hoặc bản giấy theo một trong hai cách sau đây:
a) Người gửi hàng gửi cho thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng và thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng gửi cho doanh nghiệp cảng;
b) Người gửi hàng gửi đồng thời cho thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng và doanh nghiệp cảng.
Như vậy, theo các quy định trên thì Container chỉ được xếp lên tàu sau khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng và doanh nghiệp cảng nhận được xác nhận khối lượng toàn bộ Container.
Theo đó, xác nhận khối lượng toàn bộ Container được gửi đến thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng, doanh nghiệp cảng bằng dữ liệu điện tử hoặc bản giấy theo một trong hai cách sau đây:
- Người gửi hàng gửi cho thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng và thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng gửi cho doanh nghiệp cảng;
- Người gửi hàng gửi đồng thời cho thuyền trưởng hoặc người đại diện thuyền trưởng và doanh nghiệp cảng.
(2) Khối lượng toàn bộ Container không được vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép của Container được ghi trên Biển chứng nhận an toàn Container.
Lưu ý: Người gửi hàng phải cung cấp xác nhận khối lượng toàn bộ Container theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2016/TT-BGTVT cho doanh nghiệp cảng, thuyền trưởng hoặc đại diện của doanh nghiệp cảng, thuyền trưởng.
Đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác của xác nhận khối lượng toàn bộ Container và phải lưu trữ xác nhận khối lượng toàn bộ Container.
Container là gì? Container chỉ được xếp lên tàu sau khi đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Mẫu xác nhận khối lượng toàn bộ Container vận chuyển quốc tế là mẫu nào?
Mẫu xác nhận khối lượng toàn bộ Container vận chuyển quốc tế được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 14/2016/TT-BGTVT:
TẢI VỀ Mẫu xác nhận khối lượng toàn bộ Container vận chuyển quốc tế
Xác nhận khối lượng toàn bộ Container bằng phương pháp nào?
Phương pháp xác nhận khối lượng toàn bộ Container được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2016/TT-BGTVT như sau:
Cân xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ
1. Tất cả các công-te-nơ vận tải biển tuyến quốc tế phải được cân xác nhận khối lượng toàn bộ.
2. Căn cứ vào từng loại hàng hóa, người gửi hàng sử dụng một trong hai phương pháp để xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ:
a) Cân nguyên công-te-nơ đã đóng hàng xong;
b) Cân từng lô hàng đóng trong công-te-nơ, cộng với khối lượng các thành phần khác bên trong công-te-nơ và cộng khối lượng của vỏ công-te-nơ.
3. Chi phí xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ do các bên tự thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định, căn cứ vào từng loại hàng hóa, người gửi hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp dưới đây để xác nhận khối lượng toàn bộ Container:
(1) Cân nguyên Container đã đóng hàng xong;
(2) Cân từng lô hàng đóng trong Container, cộng với khối lượng các thành phần khác bên trong Container và cộng khối lượng của vỏ Container.
Lưu ý:
- Tất cả các Container vận tải biển tuyến quốc tế phải được cân xác nhận khối lượng toàn bộ.
- Chi phí xác nhận khối lượng toàn bộ Container do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Theo đó, khối lượng toàn bộ Container và xác nhận khối lượng toàn bộ Container được giải thích tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 14/2016/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
- Khối lượng toàn bộ Container bao gồm khối lượng hàng hóa, khối lượng vật liệu chèn, lót, chằng buộc và khối lượng vỏ Container.
- Xác nhận khối lượng toàn bộ Container là văn bản ghi nhận khối lượng toàn bộ Container vận tải biển tuyến quốc tế do người gửi hàng cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?