Cột điện là gì? Khoảng cách an toàn để chôn cột điện trước nhà dân hiện nay được quy định là bao xa?
Cột điện là gì?
Hiện nay, Luật Điện lực 2004 và những văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực điện lực không có nêu khái niệm như thế nào là cột điện.
Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu, cột điện là kết cấu dạng cột thẳng, dài là cây cột dùng để giữ cho dây điện ở một độ cao nhất định so với mặt đất để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông đi dưới đường, cột điện dùng để treo dây điện và dây chống sét của đường dây tải điện trên không.
Cột điện có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép hoặc là thép ( Dùng cho đường dây có điện áp từ 220 KV trở lên). Cột điện có cả cột trung gian và cột néo.
Trong đó, cột trung gian dùng để đỡ dây dẫn điện và dây chống sét ở các đoạn thẳng của tuyến đường dây tải điện còn cột néo tiếp nhận lực căng của dây dẫn và dây chống sét, có cấu trúc vững chắc hơn, thường đặt ở đầu, cuối và một số nơi đã được tính toán trước trên tuyến đường dây, ở những nơi bẻ góc, chỗ vượt sông hoặc các chướng ngại khác.
Cột điện là gì? (Hình từ Internet)
Người tự ý di dời vị trí cột điện bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Người tự ý di dời vị trí cột điện bị xử phạt theo khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện lực
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện lực mà không thỏa thuận với chủ sở hữu công trình điện lực hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện lực.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều này;
...
Và theo Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
Như vậy, người tự ý di dời vị trí cột điện bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Khoảng cách an toàn để chôn cột điện trước nhà dân hiện nay được quy định là bao xa?
Khoảng cách an toàn để chôn cột điện trước nhà dân hiện nay được quy định là bao xa, thì theo Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
6. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp 220 kV và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây 500 kV.
Như vậy, khoảng cách an toàn để chôn cột điện trước nhà dân được thực hiện như sau:
+ Với điện áp đến 35kV thì khoảng cách rơi vào 3m
+ Với điện áp 110kV thì khoảng cách rơi vào 4m
+ Với điện áp 220kv - điện áp cao nhất so với quy định chôn cột điện thì khoảng cách rơi vào 6m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?