CPI là gì? Dự báo biến động chỉ số CPI trên cơ sở nào? Trách nhiệm phân tích, công bố chỉ số CPI?
CPI là gì? Chỉ số CPI là gì? Dự báo biến động chỉ số CPI trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Dự báo giá thị trường
1. Dự báo giá thị trường là việc đưa ra các nhận định, số liệu dự toán về diễn biến giá của hàng hóa, dịch vụ hoặc xu hướng biến động của mặt bằng giá thị trường trong một thời điểm hoặc thời kỳ tương lai trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố có khả năng tác động lên giá hàng hóa, dịch vụ để phục vụ việc hoạch định chính sách, ra quyết định trong công tác quản lý, điều tiết giá của cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Nguyên tắc dự báo giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Giá.
3. Yêu cầu đối với việc dự báo giá hàng hóa, dịch vụ:
a) Thực hiện dựa trên các nguồn thông tin tin cậy;
b) Đầy đủ, đáp ứng với yêu cầu, mục đích của báo cáo phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá.
4. Dự báo giá thị trường bao gồm dự báo giá cho từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể và đánh giá tác động dự kiến của diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ đó đến chỉ số giá tiêu dùng (sau đây gọi là chỉ số CPI) để trên cơ sở đó dự báo biến động chỉ số CPI nhằm đề xuất các giải pháp về quản lý, điều tiết giá góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
CPI (Consumer Price Index) hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng - là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Theo quy định trên thì việc dự báo biến động chỉ số CPI được dựa trên dự báo giá cho từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể và đánh giá tác động dự kiến của diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ đó đến chỉ số CPI nhằm đề xuất các giải pháp về quản lý, điều tiết giá góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
CPI là gì? Chỉ số CPI là gì? Dự báo biến động chỉ số CPI trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Mặt bằng giá thị trường có được phản ánh qua chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) không?
Mặt bằng giá thị trường được quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Giá 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở cung, cầu và do các yếu tố thị trường quyết định trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.
5. Mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).
6. Giá thành toàn bộ của hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại; giá nhập khẩu hàng hóa;
b) Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
...
Theo đó, mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).
Như vậy, có thể thấy mặt bằng giá thị trường được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng - chỉ số CPI.
Cơ quan nào có trách nhiệm phân tích, công bố chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng)?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 85/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
...
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chỉ số giá tiêu dùng. Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế; tổng quan thị trường giá cả, phân tích chỉ số giá tiêu dùng; dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước; đề xuất giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; chia sẻ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyền số của các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hóa, các hệ thống chỉ tiêu quốc gia khác.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý. Cung cấp thông tin về cơ chế chính sách, tình hình thực hiện công tác quản lý, điều tiết giá thuộc thẩm quyền và các thông tin khác (nếu có) gồm: diễn biến cung cầu, thị trường giá cả trong nước và thế giới các mặt hàng trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá và một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý,…; trong đó bảo đảm cung cấp, chia sẻ các thông tin chính như sau:
...
Theo quy định trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có trách nhiệm:
- Công bố chỉ số giá tiêu dùng (chỉ số CPI).
- Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế;
- Tổng quan thị trường giá cả, phân tích chỉ số giá tiêu dùng (chỉ số CPI);
- Dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước;
- Đề xuất giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;
- Chia sẻ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyền số của các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hóa, các hệ thống chỉ tiêu quốc gia khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?