Cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán tổng hợp có đủ điều kiện trở thành người làm công tác kiểm toán nội bộ hay không?
- Cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán tổng hợp có đủ điều kiện trở thành người làm công tác kiểm toán nội bộ hay không?
- Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc đạo đức đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ có phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao hay sẽ do bộ phận kiểm toán chịu trách nhiệm thay?
Cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán tổng hợp có đủ điều kiện trở thành người làm công tác kiểm toán nội bộ hay không?
Tại Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có nêu rõ:
"Điều 11. Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định."
Dựa theo quy định trên thì đối với vị trí kiểm toán nội bộ bộ sẽ yêu cầu có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nội dung này không có hướng dẫn chi tiết là gồm những chuyên ngành nào. Đối chiếu với các quy định của pháp luật về kế toán, bằng kế toán thuộc trường hợp chuyên ngành phù hợp. Do đó, cá nhân mà chị đề cập đáp ứng điều kiện đầu tại khoản 1 Điều này khi đã có bằng cử nhân chuyên ngành kế toán tổng hợp.
Các điều kiện như có thời gian kinh nghiệm làm việc và chưa bị kỷ luật trong công việc liên quan sẽ tùy thuộc vào các bằng chứng chứng minh. Còn đối với điều kiện có kiến thức cũng như các hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị, các kỹ năng khi thực hiện công việc kiểm toán nội bộ, và các tiêu chuẩn khác theo quy định của đơn vị thì sẽ do đơn vị đó tự đánh giá.
Như vậy, việc cử nhân kinh tế chuyên ngành kiểm toán nội bộ muốn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ thì ngoài việc có bằng cử nhân chuyên ngành này còn cần phải đáp ứng đầy đủ những nội dung còn lại.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ
Pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc đạo đức đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ?
Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có nêu cụ thể như sau:
Trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán và tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng và duy trì các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ tối thiểu sau đây:
(1) Tính chính trực: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp hay tham gia các hoạt động làm tổn hại đến uy tín của nghề nghiệp, uy tín của đơn vị;
(2) Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm toán. Người làm công tác kiểm toán nội bộ được đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng chi phối từ các lợi ích cá nhân hoặc từ bất kỳ ai trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình;
(3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng các kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;
(4) Tính bảo mật: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu của các thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp;
(5) Tư cách nghề nghiệp: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, đối với người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp quy định nêu trên còn phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ có phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao hay sẽ do bộ phận kiểm toán chịu trách nhiệm thay?
Trách nhiệm của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 05/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
"a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị."
Như vậy, đối với các hoạt động kiểm toán được giao thực hiện, người làm công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị cần phải chịu trách nhiệm về các kết quả mình đưa ra. Đương nhiên, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng phải chịu trách nhiệm đối với các kết quả này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?