Cử nhân luật có thể trở thành Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự hay không? Yêu cầu về kinh nghiệm của vị trí này?
Cử nhân luật có thể trở thành Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự hay không? Yêu cầu về kinh nghiệm?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự thuộc Phụ lục VIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về yêu cầu chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | ● Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật. ● Có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự theo quy định. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | ● Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. ● Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | ● Đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, địa phương được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng, tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 02 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự ● Có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Luật THADS |
Theo đó, cử nhân luật có thể trở thành Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự hay nếu đáp ứng đồng thời các yêu cầu khác được nêu tại Bản mô tả vị trí công việc của chức danh này.
Về yêu cầu kinh nghiệm của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự được thực hiện như quy định trên.
Cử nhân luật có thể trở thành Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự hay không? Yêu cầu về kinh nghiệm của vị trí này? (hình từ internet)
Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự thuộc Phụ lục VIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về việc Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
2.4 Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự
2. Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, những vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi hành án.
4. Nắm bắt tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án trên địa bàn; tổ chức tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
5. Xây dựng kế hoạch thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ trưởng cơ quan về thi hành án dân sự.
Chiếu theo quy định này thì Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự có các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ kể trên.
Quyền hạn cụ thể của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự thuộc Phụ lục VIX ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về quyền hạn cụ thể của vị trí chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Quyết định thi hành án theo thẩm quyền.
4.2 Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.
4.3 Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền hạn của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự như sau:
- Quyết định thi hành án theo thẩm quyền.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án.
- Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?