Cử tri là người khuyết tật có thể làm gì đối với những người ứng cử trong Hội nghị tiếp xúc cử tri không?

Em ơi cho anh hỏi: Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó thì các quốc gia cho phép họ làm gì? Cử tri là người khuyết tật có thể làm gì đối với những người ứng cử trong Hội nghị tiếp xúc cử tri không? Đây là câu hỏi của anh Minh Sang đến từ Đà Nẵng.

Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó thì các quốc gia cho phép họ làm gì?

Căn cứ theo điểm iii khoản a Điều 29 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Tham gia đời sống chính trị công cộng
Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật có các quyền chính trị và cơ hội hưởng các quyền đó trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và cam kết:
a. Bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn vào đời sống chính trị công cộng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện do họ tự do lựa chọn, theo đó người khuyết tật có quyền và cơ hội bầu cử và được bầu cử, bằng một số cách như:
i. Bảo đảm rằng thủ tục, cơ sở vật chất phục vụ bầu cử thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng;
ii. Trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân, bảo vệ quyền của người khuyết tật được bỏ phiếu kín và không bị hăm dọa, quyền ứng cử, quyền giữ chức vụ một cách có hiệu quả và thực hiện mọi chức năng công quyền ở mọi cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ hỗ trợ tiên tiến khi cần;
iii. Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó, cho phép người khuyết tật có người trợ giúp do người khuyết tật tự chọn, nếu cần và nếu người khuyết tật yêu cầu;
b. Chủ động thúc đẩy một môi trường cho phép người khuyết tật tham gia một cách hiệu quả và trọn vẹn vào các hoạt động xã hội, một cách không phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó có:
i. Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ có liên quan đến đời sống chính trị xã hội, trong việc quản lý và các hoạt động của các đảng phái chính trị;
ii. Thành lập và gia nhập các tổ chức người khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.

Theo đó, bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó thì các quốc gia cho phép người khuyết tật có người trợ giúp do người khuyết tật tự chọn, nếu cần và nếu người khuyết tật yêu cầu.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Cử tri là người khuyết tật có thể làm gì đối với những người ứng cử trong Hội nghị tiếp xúc cử tri không?

Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 66 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Hội nghị tiếp xúc cử tri
...
2. Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sau đây:
a) Tuyên bố lý do;
b) Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử;
c) Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
d) Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm;
đ) Người chủ trì hội nghị phát biểu ý kiến kết thúc hội nghị.
...

Theo đó, trong hộ nghị tiếp xúc cử tri thì cử tri là người khuyết tật có thể nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử.

Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm.

Cử tri là người khuyết tật thực hiện quyền bỏ phiếu của mình phải bảo đảm những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc bỏ phiếu
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

Theo đó, cử tri là người khuyết tật khi thực hiện quyền bỏ phiếu của mình phải bảo đảm những nguyên tắc như trên.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
827 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào