Cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu thì có cần xác định rõ trong danh sách cử tri không?
- Để phục vụ bầu cử của người khuyết tật thì các quốc gia phải bảo đảm thủ tục và cơ sở vật chất như thế nào?
- Cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu thì có cần xác định rõ trong danh sách cử tri không?
- Trong trường hợp cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu phải sử dụng hòm phiếu phụ được thực hiện như thế nào?
Để phục vụ bầu cử của người khuyết tật thì các quốc gia phải bảo đảm thủ tục và cơ sở vật chất như thế nào?
Căn cứ theo điểm i khoản a Điều 29 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Tham gia đời sống chính trị công cộng
Quốc gia thành viên phải bảo đảm cho người khuyết tật có các quyền chính trị và cơ hội hưởng các quyền đó trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và cam kết:
a. Bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tham gia hiệu quả và trọn vẹn vào đời sống chính trị công cộng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện do họ tự do lựa chọn, theo đó người khuyết tật có quyền và cơ hội bầu cử và được bầu cử, bằng một số cách như:
i. Bảo đảm rằng thủ tục, cơ sở vật chất phục vụ bầu cử thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng;
ii. Trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân, bảo vệ quyền của người khuyết tật được bỏ phiếu kín và không bị hăm dọa, quyền ứng cử, quyền giữ chức vụ một cách có hiệu quả và thực hiện mọi chức năng công quyền ở mọi cấp chính quyền, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ hỗ trợ tiên tiến khi cần;
iii. Bảo đảm quyền tự do biểu đạt ý kiến của người khuyết tật với tư cách cử tri, để đạt được mục đích đó, cho phép người khuyết tật có người trợ giúp do người khuyết tật tự chọn, nếu cần và nếu người khuyết tật yêu cầu;
b. Chủ động thúc đẩy một môi trường cho phép người khuyết tật tham gia một cách hiệu quả và trọn vẹn vào các hoạt động xã hội, một cách không phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động xã hội, trong đó có:
i. Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội phi chính phủ có liên quan đến đời sống chính trị xã hội, trong việc quản lý và các hoạt động của các đảng phái chính trị;
ii. Thành lập và gia nhập các tổ chức người khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.
Như vậy, để phục vụ bầu cử của người khuyết tật thì các quốc gia phải bảo đảm thủ tục và cơ sở vật chất phải thích hợp, dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ sử dụng.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu thì có cần xác định rõ trong danh sách cử tri không?
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BNV quy định như sau:
Các công việc thực hiện trước ngày bầu cử của Tổ bầu cử
...
2. Tổ bầu cử thực hiện việc rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các loại phương tiện vật chất - kỹ thuật phục vụ ngày bầu cử, bao gồm:
a) Phòng bỏ phiếu.
b) Nơi niêm yết danh sách cử tri, danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
c) Phiếu bầu bảo đảm đúng đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu.
d) Các con dấu.
đ) Các hòm phiếu.
e) Các biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử.
g) Thành phần dự lễ khai mạc, diễn văn khai mạc và các văn phòng phẩm phục vụ việc bầu cử.
h) Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu, trong đó cần xác định rõ số cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
i) Các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác phục vụ cho ngày bầu cử.
...
Theo đó, cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu thì cần xác định rõ trong danh sách cử tri.
Trong trường hợp cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu phải sử dụng hòm phiếu phụ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-BNV quy định như sau:
Các công việc thực hiện trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử
4. Một số điểm cần lưu ý trong ngày bầu cử
...
c) Trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng phiếu bầu khi phát ra cho thành viên Tổ bầu cử để mang theo cùng với hòm phiếu phụ đến các cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt, để thực hiện việc bỏ phiếu do không đến được phòng bỏ phiếu. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về khu vực bỏ phiếu.
...
Như vậy, cử tri là người khuyết tật không thể trực tiếp đi bỏ phiếu phải sử dụng hòm phiếu phụ được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?