Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam nhập khẩu hàng hóa để bán tại cửa hàng có được phép tái xuất khẩu ra khỏi Việt Nam không?
- Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì được phép bán những hàng hóa nào?
- Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam nhập khẩu hàng hóa để bán tại cửa hàng có được phép tái xuất khẩu ra Việt Nam không?
- Doanh nghiệp Lào mở cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam được phép chuyển những loại tiền nào ra khỏi Việt Nam?
- Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam có những quyền nào?
Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì được phép bán những hàng hóa nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM, có quy định về hàng hóa giới thiệu và bán tại cừa hàng như sau:
Hàng hoá giới thiệu và bán tại Cửa hàng
1. Hàng hoá giới thiệu và bán tại Cửa hàng gồm hàng nhập khẩu có xuất xứ của Lào và hàng được phép lưu thông tại Việt Nam.
2. Hàng hoá giới thiệu và bán tại Cửa hàng phải tuân thủ các quy định hiện hành về hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá lưu thông theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam thì được phép bán những hàng hóa là hàng nhập khẩu có xuất xứ của Lào và hàng được phép lưu thông tại Việt Nam.
Cửa hàng hàng hóa (Hình từ Internet)
Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam nhập khẩu hàng hóa để bán tại cửa hàng có được phép tái xuất khẩu ra Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM, có quy định về tái xuất như sau:
Tái xuất
Hàng hoá đã được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam để giới thiệu và bán tại Cửa hàng được phép tái xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa đã được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam để bán tại cửa hàng được phép tái xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Doanh nghiệp Lào mở cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam được phép chuyển những loại tiền nào ra khỏi Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM, có quy định về chuyển tiền như sau:
Chuyển tiền
1. Doanh nghiệp Lào được chuyển ra khỏi Việt Nam:
a- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
b- Tiền vay và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động;
c- Vốn đầu tư;
d- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Người nước ngoài làm việc tại Cửa hàng, sau khi nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam được chuyển ra khỏi Việt Nam các khoản thu nhập hợp pháp của mình.
Như vậy, Doanh nghiệp Lào mở cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam được phép chuyển tiền ra khỏi Việt Nam là:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
- Tiền vay và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động;
- Vốn đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp.
Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam có những quyền nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá của lào tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1428/2002/QĐ-BTM, có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Cửa hàng
1. Cửa hàng có các quyền sau:
a- Thực hiện việc bán hàng thu tiền Việt Nam theo quy định trong Giấy phép mở Cửa hàng;
b- Thuê trụ sở, địa điểm mở Cửa hàng, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Cửa hàng;
c- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d- Giao dịch, ký kết hợp đồng mua hàng từ Lào hoặc tại Việt Nam để giới thiệu và bán tại Cửa hàng phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong Giấy phép. Người được phép ký hợp đồng là người đứng đầu doanh nghiệp Lào hoặc người được người đứng đầu doanh nghiệp Lào uỷ quyền hợp lệ theo từng hợp đồng;
đ- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
e- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Cửa hàng và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g- Có con dấu mang tên Cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cửa hàng hàng hóa của Lào tại Việt Nam có những quyền sau:
- Thực hiện việc bán hàng thu tiền Việt Nam theo quy định trong Giấy phép mở Cửa hàng;
- Thuê trụ sở, địa điểm mở Cửa hàng, nhà ở; thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Cửa hàng;
- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Giao dịch, ký kết hợp đồng mua hàng từ Lào hoặc tại Việt Nam để giới thiệu và bán tại Cửa hàng phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong Giấy phép. Người được phép ký hợp đồng là người đứng đầu doanh nghiệp Lào hoặc người được người đứng đầu doanh nghiệp Lào uỷ quyền hợp lệ theo từng hợp đồng;
- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Nhập khẩu các vật dụng cần thiết cho hoạt động của Cửa hàng và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có con dấu mang tên Cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?