Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?
Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 639/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Cục Con nuôi như sau:
Chức năng
Cục Con nuôi là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi; giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật; giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam.
Cục Con nuôi (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân hay không? (Hình từ Internet)
Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Quyết định 639/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Con nuôi như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
a) Tiếp nhận, kiểm tra và thẩm định hồ sơ của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài;
b) Theo dõi tình hình phát triển và kiểm tra việc thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài;
c) Giải quyết các thủ tục cho công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi;
d) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin Giấy phép hoạt động tại Việt Nam; trình Bộ trưởng cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; thực hiện quản lý hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
đ) Thu và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, lệ phí cấp, gia hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài;
e) Thu, nộp, quản lý và sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; kiểm tra việc sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài và tổng hợp báo cáo công khai hàng năm về tình hình thu, nộp, sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài trong phạm vi toàn quốc.
13. Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam theo quy định của Công ước La Hay số 33 ngày 29 tháng 5 năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, gồm:
...
Như vậy, về công tác nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Cục Con nuôi có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tiếp nhận, kiểm tra và thẩm định hồ sơ của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
Kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài;
(2) Theo dõi tình hình phát triển và kiểm tra việc thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài;
(3) Giải quyết các thủ tục cho công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi;
(4) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin Giấy phép hoạt động tại Việt Nam;
Trình Bộ trưởng cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
Thực hiện quản lý hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
(5) Thu và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, lệ phí cấp, gia hạn Giấy phép hoạt động tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài;
(6) Thu, nộp, quản lý và sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài;
Kiểm tra việc sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài và tổng hợp báo cáo công khai hàng năm về tình hình thu, nộp, sử dụng chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài trong phạm vi toàn quốc.
Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có những tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 639/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Cục Con nuôi như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Văn phòng;
- Phòng Pháp luật và Quản lý con nuôi trong nước;
- Phòng Quản lý con nuôi nước ngoài.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Con nuôi.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế của Cục thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Con nuôi và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Như vậy, các tổ chức trực thuộc Cục Con nuôi gồm:
- Văn phòng;
- Phòng Pháp luật và Quản lý con nuôi trong nước;
- Phòng Quản lý con nuôi nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?