Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân không? Về Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
Cục Công nghệ thông tin (sau đây gọi là Cục) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Cục có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về Thông tin điện tử?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, viễn thông trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được phê duyệt.
2. Chủ trì xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực chuyên ngành công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
3. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Chủ trì, phối hợp xây dựng, thẩm định, thẩm tra, góp ý, triển khai các dự án, hạng mục về ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về Thông tin điện tử
a) Quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thu thập, xử lý, trao đổi và cung cấp, phát triển nội dung thông tin số, sản phẩm truyền thông đa phương tiện;
c) Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời, giải đáp, tư vấn pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp được quy định cụ thể tại Điều 2 nêu trên. Trong đó, về Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thu thập, xử lý, trao đổi và cung cấp, phát triển nội dung thông tin số, sản phẩm truyền thông đa phương tiện;
- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời, giải đáp, tư vấn pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1468/QĐ-BTP năm 2018 quy định về Cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 3 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Văn phòng;
+ Phòng Hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin;
+ Phòng Phần mềm và cơ sở dữ liệu.
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin.
Trung tâm Thông tin có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
Theo đó, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin gồm có Cục trưởng và không quá 3 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
- Các tổ chức giúp Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
+ Văn phòng;
+ Phòng Hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin;
+ Phòng Phần mềm và cơ sở dữ liệu.
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin. Trung tâm Thông tin có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?