Cục Công nghiệp địa phương có con dấu tài khoản riêng không? Cục Công nghiệp địa phương có nhiệm vụ và quyền hạn về hoạt động khuyến công như thế nào?
Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan thuộc Bộ nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định như sau:
Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan thuộc Bộ Công thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về phát triển: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động khuyến công, khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương trong phạm vi cả nước.
Tên tiếng Việt: Cục Công nghiệp địa phương;
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: AGENCY FOR INDUSTRIAL PROMOTION; viết tắt là: AIP
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan thuộc Bộ Công thương.
Cục Công nghiệp địa phương (Hình từ Internet)
Cục Công nghiệp địa phương có con dấu tài khoản riêng không?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định như sau:
Cục Công nghiệp địa phương (sau đây gọi tắt là Cục) có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở chính tại: Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương có con dấu tài khoản riêng.
Cục Công nghiệp địa phương có nhiệm vụ và quyền hạn về hoạt động khuyến công như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Công nghiệp địa phương ban hành kèm theo Quyết định 6193/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
…
5. Về công nghiệp địa phương
a. Chủ trì thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc để Bộ trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, chương trình, đề án, dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương và vùng lãnh thổ (trừ các dự án do các doanh nghiệp thuộc Bộ đầu tư);
b. Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương và vùng lãnh thổ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
c. Theo dõi việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên các địa bàn; giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án và báo cáo đánh giá tiềm năng, tình hình phát triển công nghiệp; đề xuất định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.
d. Tổng hợp kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các địa phương và vùng lãnh thổ;
đ. Tham gia việc xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại ở trong nước và ngoài nước; các chương trình đề án kinh tế - kỹ thuật, khoa học công nghệ, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; các dự án phát triển điện nông thôn và năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng thuộc thẩm quyền của Bộ;
e. Đầu mối giúp Bộ trưởng trong các Ban Chỉ đạo phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
6. Về hoạt động khuyến công
a. Đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định tại Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
b. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công.
c. Chủ trì xây dựng kế hoạch, đề án và dự toán kinh phí hàng năm về khuyến công quốc gia, để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Bộ trình Chính phủ;
d. Chủ trì xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công đối với cán bộ làm công tác khuyến công.
7. Về khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương
a. Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương trong cả nước, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu mối theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
b. Xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi đầu tư và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư vào các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương;
c. Chủ trì phối hợp với các cơ quan thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thẩm định các dự án thành lập, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương;
d. Đầu mối phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình triển khai các dự án đầu tư vào khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Công nghiệp địa phương có nhiệm vụ và quyền hạn về hoạt động khuyến công như
- Đầu mối giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định pháp luật.
- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, đề án và dự toán kinh phí hàng năm về khuyến công quốc gia, để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Bộ trình Chính phủ;
- Chủ trì xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công đối với cán bộ làm công tác khuyến công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?