Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo các phương thức nào? Trường hợp nào không cần phải đánh giá?
- Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo các phương thức nào?
- Doanh nghiệp sản xuất không cần đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo trong trường hợp nào?
- Doanh nghiệp có phải báo cáo các kiểu loại sản phẩm có khuyết tật với Cục Đăng kiểm Việt Nam khi thực hiện triệu hồi sản phẩm không?
Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo các phương thức nào?
Theo Điều 8 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo các phương thức sau:
(1) Đánh giá chất lượng lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm theo các tiêu chí nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949 “Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng dành cho các tổ chức sản xuất và dịch vụ liên quan linh kiện ngành ô tô”, bao gồm các nội dung:
- Đánh giá tính đầy đủ của các quy trình nêu tại khoản 1 Điều này; đánh giá hoạt động thực tế của hệ thống kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; khả năng truy xuất nguồn gốc vật tư, linh kiện, thời gian sản xuất, xuất xưởng sản phẩm;
- Đánh giá tình trạng hoạt động, độ chính xác và sự phù hợp với loại sản phẩm sản xuất của trang thiết bị kiểm tra cho từng công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT; tải về
- Đánh giá nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và khả năng sử dụng trang thiết bị kiểm tra chất lượng được đảm nhiệm của các kỹ thuật viên; nghiệp vụ của kỹ thuật viên chịu trách nhiệm chung về kiểm tra chất lượng xuất xưởng ô tô.
(2) Đánh giá chất lượng tại các kỳ tiếp theo được tiến hành để đánh giá việc thực hiện và duy trì việc đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất.
Tại kỳ đánh giá chất lượng này Cơ quan QLCL sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại. Thời gian kỳ đánh giá tiếp theo đối với cơ sở sản xuất linh kiện là 36 tháng;
Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô được xác định trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất, lắp ráp quy định tại Điều 14 và Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BGTVT tải về
Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo các phương thức nào? Trường hợp nào không cần phải đánh giá? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất không cần đánh giá chất lượng kiểu loại đối với xe ô tô theo trong trường hợp nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT thì doanh nghiệp sản xuất không đánh giá chất lượng kiểu loại trong các trường hợp sau:
(1) Kiểu loại sản phẩm được sản xuất, lắp ráp theo quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra không có sự thay đổi cơ bản hoặc đơn giản hơn so với quy trình công nghệ và quy trình kiểm tra của kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá trước đó;
(2) Kiểu loại linh kiện nhập khẩu đăng ký chứng nhận theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
Doanh nghiệp có phải báo cáo các kiểu loại sản phẩm có khuyết tật với Cục Đăng kiểm Việt Nam khi thực hiện triệu hồi sản phẩm không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về việc triệu hồi sản phẩm như sau:
Triệu hồi sản phẩm
1. Triệu hồi do doanh nghiệp chủ động thực hiện
Trường hợp phát hiện ra các sản phẩm đã cung cấp ra thị trường có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp chủ động thực hiện các công việc sau đây:
a) Tạm dừng xuất xưởng đối với các sản phẩm thuộc kiểu loại sản phẩm có khuyết tật;
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu tạm dừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật ra thị trường;
c) Trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan QLCL về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp;
d) Công bố công khai kế hoạch triệu hồi trên phương tiện thông tin đại chúng;
đ) Sau thời gian không quá 30 ngày kể từ khi kết thúc việc triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện triệu hồi tới Cơ quan QLCL;
e) Chịu mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi sản phẩm.
...
Theo đó, trường hợp phát hiện kiểu loại sản phẩm đã cung câp ra thị trường có khuyết tật, doanh nghiệp cần chủ động thu hồi lại.
Trong thời gian không quá 14 ngày kể từ ngày xác định các sản phẩm có khuyết tật thuộc diện triệu hồi, doanh nghiệp phải báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam về nguyên nhân xảy ra khuyết tật của sản phẩm, biện pháp khắc phục, số lượng sản phẩm triệu hồi và kế hoạch triệu hồi phù hợp.
Như vậy, doanh nghiệp phải báo cáo các kiểu loại sản phẩm có khuyết tật cho Cục Đăng kiểm Việt Nam sau khi hoàn tất việc thu hồi sản phẩm đã cung cấp ra thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?