Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm không? Cục này có những đơn vị trực thuộc nào?
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có chức năng thế nào?
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 2471/QĐ-BTP năm 2013 thì Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có các chức năng sau:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm;
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (gọi là đăng ký giao dịch bảo đảm).
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 2471/QĐ-BTP năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về đăng ký giao dịch bảo đảm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tư pháp;
2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; xây dựng, tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
3. Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;
4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký về giao dịch bảo đảm; ban hành theo thẩm quyền văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm;
5. Hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
6. Thực hiện quản lý về tổ chức và hoạt động đối với các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; chỉ đạo và hướng dẫn các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền;
7. Xây dựng, quản lý và tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm;
8. Theo dõi, phân tích, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc các thể chế có liên quan khác;
9. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo và tổng hợp số liệu thống kê định kỳ hoặc đột xuất về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước;
10. Tổ chức tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm;
...
Theo đó, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm không trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm mà có các nhiệm vụ và quyền hạn trong thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm nêu trên, đơn cử như sau:
- Hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
-Thực hiện quản lý về tổ chức và hoạt động đối với các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Xây dựng, quản lý và tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, ...
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 2471/QĐ-BTP năm 2013 thì các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm bao gồm:
- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Hà Nội;
- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Đà Nẵng.
Các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?