Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý vận tải đường bộ? Lãnh đạo Đường bộ Việt Nam gồm những ai?
Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước (trừ chức năng giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam); tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường bộ Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh: Department for Roads of Viet Nam (viết tắt là DRVN).
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường bộ Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý vận tải đường bộ?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
7. Về quản lý vận tải đường bộ:
a) Xây dựng trình Bộ trưởng quy định về tổ chức, quản lý vận tải đường bộ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ;
b) Xây dựng trình Bộ trưởng để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về đường bộ; tổ chức việc cấp phép vận tải đường bộ quốc tế theo các điều ước, thỏa thuận quốc tế về vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
c) Quản lý vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật; quản lý các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo phân cấp của Bộ trưởng;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ và các quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; hướng dẫn tổ chức phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong vận tải đường bộ;
đ) Phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung về công tác phòng chống khủng bố, phòng chống dịch bệnh trong vận tải đường bộ.
…
Theo đó, trong công tác quản lý vận tải đường bộ thì Cục Đường bộ Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng trình Bộ trưởng quy định về tổ chức, quản lý vận tải đường bộ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ;
- Xây dựng trình Bộ trưởng để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về đường bộ; tổ chức việc cấp phép vận tải đường bộ quốc tế theo các điều ước, thỏa thuận quốc tế về vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
- Quản lý vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật; quản lý các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo phân cấp của Bộ trưởng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ và các quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; hướng dẫn tổ chức phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong vận tải đường bộ;
- Phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung về công tác phòng chống khủng bố, phòng chống dịch bệnh trong vận tải đường bộ.
Lãnh đạo Đường bộ Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, có quy định về lãnh đạo Cục như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường bộ Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Đường bộ Việt Nam gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?