Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
- Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức gì?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam?
- Cục Đường sắt Việt Nam bao gồm những tổ chức, đơn vị trực thuộc nào?
- Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức gì?
Cục Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1890/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIET NAM RAILWAY AUTHORITY, viết tắt là: VNRA.
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam?
Theo Điều 4 Quyết định 1890/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định như sau:
Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam
1. Cục Đường sắt Việt Nam có Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
2. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Các Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng.
Căn cứ trên quy định Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Cục Đường sắt Việt Nam bao gồm những tổ chức, đơn vị trực thuộc nào?
Theo Điều 3 Quyết định 1890/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Kế hoạch - Đầu tư và Hợp tác quốc tế.
2. Phòng Kết cấu hạ tầng giao thông.
3. Phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường.
4. Phòng Quản lý xây dựng.
5. Phòng Tài chính.
6. Phòng Thanh tra - Pháp chế.
7. Phòng Tổ chức cán bộ.
8. Phòng Vận tải - An toàn giao thông.
9. Văn phòng.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của các tổ chức tham mưu giúp việc Cục trưởng và đơn vị trực thuộc Cục.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường sắt thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng.
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam bao gồm những tổ chức tham mưu giúp việc Cục trưởng và đơn vị trực thuộc Cục sau đây:
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư và Hợp tác quốc tế.
- Phòng Kết cấu hạ tầng giao thông.
- Phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường.
- Phòng Quản lý xây dựng.
- Phòng Tài chính.
- Phòng Thanh tra - Pháp chế.
- Phòng Tổ chức cán bộ.
- Phòng Vận tải - An toàn giao thông.
- Văn phòng.
Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
Theo khoản 6 Điều 2 Quyết định 1890/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về phương tiện giao thông đường sắt:
a) Tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt trước khi sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải;
b) Tổ chức quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng.
...
Theo đó, Cục Đường sắt Việt Nam được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt trước khi sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?