Cục Giám sát quản lý về hải quan có tư cách pháp nhân không? Cục trưởng chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục?
Cục Giám sát quản lý về hải quan có tư cách pháp nhân không?
Cục Giám sát quản lý về hải quan có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Giám sát quản lý về hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn mác hàng hóa theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là nghiệp vụ giám quản).
2. Cục Giám sát quản lý về hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Giám sát quản lý về hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Giám sát quản lý về hải quan (Hình từ Internet)
Cục Giám sát quản lý về hải quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định những nội dung nào?
Cục Giám sát quản lý về hải quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định:
a) Quy chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát hải quan; kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn mác hàng hóa; hướng dẫn trả lời vướng mắc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
b) Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan;
c) Quyết định thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu: kho ngoại quan; kho bảo thuế; địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; đại lý làm thủ tục hải quan; địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm kiểm tra hải quan khác theo quy định pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Giám sát quản lý về hải quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định những nội dung sau:
- Quy chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát hải quan; kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn mác hàng hóa; hướng dẫn trả lời vướng mắc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan;
- Quyết định thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu: kho ngoại quan; kho bảo thuế; địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; đại lý làm thủ tục hải quan; địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm kiểm tra hải quan khác theo quy định pháp luật.
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục?
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục, thì theo quy định khoản 1 Điều 4 Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Giám sát quản lý về hải quan có Cục trưởng và một số Phó cục trưởng theo quy định.
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Giám sát quản lý về hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Theo đó, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?